|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau là gì? Mục tiêu

10:42 | 30/08/2019
Chia sẻ
Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau là chiến lược do cấp đơn vị kinh doanh xây dựng trong trung hạn dành cho những doanh nghiệp ở vị thế đi sau.
how-startup-is-different-from-small-business-1280x720

Hình minh hoạ (Nguồn: startupcolleges)

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau

Khái niệm

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau tạm dịch sang tiếng Anh là Competitive strategy in later position.

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau là những chiến lược cạnh tranh dành cho những doanh nghiệp vừa phải, có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Mục tiêu chiến lược

Đối với các doanh nghiệp đi sau thì mục tiêu chiến lược thường là bảo vệ thị phần hiện có của mình. Các doanh nghiệp này cần phải không ngừng phấn đấu giữ các khách hàng hiện có và tìm kiếm thị phần nhờ các khách hàng mới. 

Chìa khoá để các doanh nghiệp đi sau trong thị trường đạt được thành công là phải triển khai các khâu nào trong công tác marketing mang lại lợi nhuận mà không gây ra sự phản kháng cạnh tranh dữ dội.

Các chiến lược ở vị thế đi sau

Thông thường trong chiến lược kinh doanh của họ có những bước đi mang tính hợp tác hoặc không đe doạ, nhằm tăng lợi nhuận của mình (hoặc thậm chí cả thị phần) mà không làm tổn hại đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh lớn hoặc không đe doạ tới mục tiêu của họ một cách quá mức. 

Những bước đi như vậy có thể chia làm ba loại:

- Những bước đi cải thiện vị trí của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh kể cả khi các đối thủ cạnh tranh không thực hiện những nước đi đó. 

Trường hợp này ít mạo hiểm nhưng cũng có thể tác động ngược lại làm giảm cả hiệu quả chung của ngành.

- Những nước đi cải thiện vị trí của doanh nghiệp và chỉ cải thiện vị trí của các đối thủ cạnh tranh chỉ khi số lớn các đối thủ đó cùng thực hiện. 

Trường hợp thứ hai phổ biến hơn, trong hầu hết các ngành luôn có những nước đi có thể làm cải thiện tình trạng của mọi thành viên nếu mọi doanh nghiệp đều thực hiện. 

Trong trường hợp này cần cân nhắc hai hoạt động: 

+ Đánh giá ảnh hưởng của nước đi đối với từng đối thủ cạnh tranh

+ Đánh giá sức ép đối với từng đối thủ cạnh tranh khi bỏ qua lợi ích của việc hợp tác để tìm kiếm lợi ích có thể có trong việc chơi trội

- Những nước đi cải thiện vị trí doanh nghiệp vì các đối thủ cạnh tranh sẽ không thực hiện chúng. Đó chính là việc tìm kiếm những nước đi mà các đối thủ cạnh tranh sẽ không phản ứng lại vì họ không thấy cần phải làm như vậy. 

Những nước đi sẽ được coi là không có tính đe doạ nếu: 

+ Đối thủ cạnh tranh không để ý

+ Đối thủ cạnh tranh không quan tâm tới 

+ Đối thủ cạnh tranh chỉ bị suy giảm không đáng kể

Điều kiện thực hiện chiến lược

Việc thực hiện những nước đi nhằm cải thiện vị trí của doanh nghiệp đòi hỏi rằng các đối thủ cạnh tranh đều hiểu rằng nước đi này không mang tính đe doạ. 

Các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để tránh sự hiểu lầm trong tình huống như vậy, mặc dù chẳng có giải pháp nào là hoàn toàn rõ ràng cả. 

Việc phát tín hiệu thị trường một cách chủ động thông qua những thông báo, những bình luận công khai về sự thay đổi, hay những hoạt động tương tự, là một giải pháp thể hiện ý định của nhau.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.