|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chỉ số Sensex là gì? Đặc điểm

10:46 | 25/05/2020
Chia sẻ
Sensex, còn được gọi là chỉ số S&P BSE Sensex, là chỉ số chuẩn của Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) ở Ấn Độ.
Chỉ số Sensex là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Business Today.

Chỉ số Sensex

Khái niệm

Sensex, còn được gọi là chỉ số S&P BSE Sensex, là chỉ số chuẩn của Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) ở Ấn Độ. Sensex bao gồm 30 cổ phiếu lớn nhất và được giao dịch tích cực nhất trên BSE, cung cấp thước đo chính xác về nền kinh tế của Ấn Độ. Thành phần của chỉ số được xem xét vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm. 

Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1986, Sensex là chỉ số chứng khoán lâu đời nhất ở Ấn Độ. Các nhà phân tích và nhà đầu tư sử dụng Sensex để quan sát sự tăng trưởng chung, sự phát triển của các ngành công nghiệp cụ thể, và sự bùng nổ của nền kinh tế Ấn Độ.

Đặc điểm của Chỉ số Sensex

Thuật ngữ Sensex được đặt ra bởi nhà phân tích thị trường chứng khoán Deepak Mohoni và là một từ kết hợp giữa hai từ Sensitive và Index. Các thành phần của chỉ số được Ủy ban chỉ số S&P BSE lựa chọn dựa trên các tiêu chí:

- Cổ phiếu được niêm yết ở Ấn Độ trên BSE

- Cổ phiếu vốn hóa lớn

- Cổ phiếu phải tương đối có thanh khoản

- Cổ phiếu sẽ tạo ra doanh thu từ hoạt động cốt lõi

BSE Sensex đã sụp đổ đến 12,7%, lần sụp đổ tồi tệ nhất, vào ngày 18/04/1992 sau những tiết lộ về một vụ lừa đảo, trong đó một nhà môi giới nổi tiếng đã hút tiền từ các ngân hàng công cộng để bơm tiền vào chứng khoán.

BSE Sensex đã trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi Ấn Độ mở cửa nền kinh tế vào năm 1991. Sự tăng trưởng này chủ yếu xảy ra vào thế kỉ 21, tăng từ mức gần 3.377,28 năm 2002 lên 20.286,99 vào năm 2007, và lên mức cao 38.896,63 vào tháng 8 năm 2018. 

Sự tăng trưởng chủ yếu xảy ra do sự gia tăng của tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ kể từ đầu thế kỉ, được xếp hạng là một trong những nước tăng trưởng chỉ số chứng khoán tham chiếu nhanh nhất thế giới.

Theo ước tính của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2002 đến 2007, và sau đó bị chậm lại một chút trong năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm đó, nhưng đã trở lại với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ kể từ năm 2010. 

GDP của Ấn Độ tăng trưởng chủ yếu nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Ấn Độ, chiếm chưa đến 1% tầng lớp trung lưu toàn cầu năm 2000 nhưng dự kiến sẽ chiếm 10% vào năm 2020. Tầng lớp trung lưu là động lực quan trọng của nhu cầu tiêu dùng.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

ĐHĐCĐ bất thường Eximbank: Thông qua chuyển trụ sở, miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Ngô Tony
Tại đại hội lần này, cổ đông ngân hàng đã thông qua việc chuyển trụ sở từ TP HCM ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT. Tuy nhiên, ĐHĐCĐ đã không thể thông qua việc sửa đổi điều lệ và chấm dứt đầu tư trụ sở chính ở TP HCM.