|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chi phí xã hội cận biên (Marginal Social Cost) là gì? Công thức và vấn đề định lượng

12:31 | 04/05/2020
Chia sẻ
Chi phí xã hội cận biên (tiếng Anh: Marginal Social Cost) là tổng chi phí xã hội phải trả cho việc sản xuất thêm một đơn vị hoặc thực hiện thêm hành động trong nền kinh tế.
Chi phí xã hội cận biên (tiếng Anh: Marginal Social Cost) là gì? Công thức và vấn đề định lượng  - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Technologyreview)

Chi phí xã hội cận biên

Khái niệm

Chi phí xã hội cận biên trong tiếng Anh là Marginal Social Cost, viết tắt là MSC.     

Chi phí xã hội cận biên (MSC) là tổng chi phí xã hội phải trả cho việc sản xuất thêm một đơn vị hoặc thực hiện thêm hành động trong nền kinh tế.

Tổng chi phí sản xuất thêm một đơn vị không chỉ đơn thuần là chi phí trực tiếp do nhà sản xuất thực hiện mà còn bao gồm chi phí cho các bên liên quan khác và toàn bộ môi trường.

MSC được tính như sau:

Chi phí xã hội cận biên MSC = MPC + MEC

Trong đó:

MPC = chi phí tư nhân cận biên (marginal private cost)

MEC = chi phí ngoại ứng biên (tích cực hoặc tiêu cực) (marginal external cost)

Chi phí xã hội cận biên phản ánh tác động của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ mà một nền kinh tế phải chịu.

Ví dụ về Chi phí xã hội cận biên

Ví dụ về sự ô nhiễm của con sông của thành phố gây ra bởi một nhà máy than gần đó.

Nếu chi phí xã hội cận biên MSC cao hơn chi phí tư nhân cận biên MPC của nhà máy, thì chi phí ngoại ứng biên MEC dương, và dẫn đến ngoại ứng tiêu cực, nghĩa là nó tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường.

Chi phí năng lượng do nhà máy thải ra tạo ra nhiều ảnh hưởng nhiều hơn mức mà công ty phải trả vì môi trường xung quanh phải chịu chi phí cho việc dòng sông bị ô nhiễm.

Khía cạnh tiêu cực này phải được nêu lên nếu công ty muốn thực hiện trách nhiệm xã hội hoặc trách nhiệm của mình để mang lại lợi ích cho môi trường xung quanh nó và xã hội.

Lưu ý đối với Chi phí xã hội cận biên

Khi xác định chi phí xã hội cận biên, phải tính cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là những chi phí không dao động - chẳng hạn như tiền lương hoặc chi phí đầu tư ban đầu. 

Chi phí biến đổi, là chi phí thay đổi. Ví dụ, chi phí biến đổi có thể là chi phí thay đổi dựa trên khối lượng sản xuất.

Vấn đề định lượng về Chi phí xã hội cận biên

Chi phí xã hội cận biên là một nguyên tắc kinh tế ảnh hưởng đến toàn cầu, tuy nhiên, rất khó để định lượng bằng số tiền hữu hình.

Chi phí phát sinh do hành vi sản xuất, chẳng hạn như chi phí hoạt động và tiền được sử dụng cho vốn khởi nghiệp, khá đơn giản để tính bằng số tiền hữu hình.

Vấn đề phát sinh là khi sản xuất có các tác động sâu rộng cũng phải được tính đến. Chi phí như vậy rất khó tính, không thể xác định một số tiền chính xác, và trong nhiều trường hợp, không có giá nào có thể tính cho ngoại tác được.

Do đó, chi phí xã hội cận biên là nguyên tắc quan trọng, được sử dụng để hỗ trợ các nhà kinh tế và lập pháp phát triển cơ cấu hoạt động và sản xuất, đề xuất các tập đoàn cắt giảm chi phí cho các hành động của họ.

Các khái niệm liên quan đến Chi phí xã hội cận biên

Chi phí xã hội cận biên liên quan đến chủ nghĩa cận biên, một khái niệm xác định lượng sử dụng có được từ việc sản xuất thêm một đơn vị.

Tác động của các đơn vị sản xuất thêm lên cung và cầu cũng được nghiên cứu. Chi phí xã hội cận biên cũng có thể được so sánh với lợi ích cận biên, là nguyên tắc xác định số tiền mà người tiêu dùng sẽ từ bỏ để có thêm một đơn vị sản phẩm.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng