|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chi phí lãi vay ròng (Net Interest Cost - NIC) là gì? Hạn chế của Chi phí lãi vay ròng

16:44 | 26/05/2020
Chia sẻ
Chi phí lãi vay ròng (tiếng Anh: Net Interest Cost - NIC) là một đại lượng toán học sử dụng để xác định chi phí lãi vay tổng thể của một đợt phát hành trái phiếu.
Chi phí lãi vay ròng (Net Interest Cost - NIC) là gì? Hạn chế của Chi phí lãi vay ròng - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Chi phí lãi vay ròng

Khái niệm

Chi phí lãi vay ròng trong tiếng Anh là Net Interest Cost - NIC.

Chi phí lãi vay ròng (NIC) là một đại lượng toán học sử dụng để xác định chi phí lãi vay tổng thể của một đợt phát hành trái phiếu. 

Công thức tính chi phí lãi vay ròng (NIC) dựa trên tỉ lệ lãi suất coupon trung bình được tính theo số năm đáo hạn và được điều chỉnh cho toàn bộ các khoản chiết khấu hoặc phần bù có liên quan. 

Đặc điểm Chi phí lãi vay ròng 

Chi phí lãi vay ròng (NIC) là một phương pháp để các công ty sử dụng để so sánh giá mua từ các nhóm bảo lãnh phát hành. 

Khi một công ty phát hành một trái phiếu, họ thường bán các trái phiếu của mình cho một nhóm bảo lãnh phát hành. Nhóm bảo lãnh phát hành bao gồm các ngân hàng đầu tư và các đại lí môi giới chứng khoán, sau khi đồng ý sẽ chịu trách nhiệm bán trái phiếu của công ty này ra công chúng.     

Các công ty sẽ cố gắng để có được giá tốt nhất từ các nhà bảo lãnh phát hành. Họ muốn các nhà bảo lãnh phát hành kiếm được ít chi phí lãi vay nhất, hay số tiền tích lũy mà công ty phải trả cho nghĩa vụ nợ trong suốt thời gian vay. 

Khi một công ty phát hành nợ sử dụng chi phí lãi vay ròng (NIC) để đánh giá cái giá mà họ phải trả cho việc bảo lãnh phát hành, họ thường sẽ chọn tiếp tục với tổ chức đề nghị chi phí lãi vay ròng thấp nhất.

Đây có thể không phải là phương pháp tốt nhất để lựa chọn các nhà bảo lãnh phát hành vì một số có thể có chi phí lãi vay ròng thấp (NIC), nhưng tổng chi phí lãi vay (TIC) lại cao hơn trong suốt thời hạn trái phiếu.   

Chi phí lãi vay ròng (NIC) tính đến tất cả các khoản phần bù hoặc chiết khấu nào áp dụng cho đợt phát hành (hay trái phiếu đang bán trên hay dưới mệnh giá). Chi phí lãi vay ròng (NIC) được biểu thị bằng tỉ lệ %.   

Cách tính Chi phí lãi vay ròng 

Công thức tính chi phí lãi vay ròng (NIC) là một phép tính đơn giản, dựa trên thông tin có sẵn về trái phiếu. Công thức tính như sau: 

Chi phí lãi vay ròng (NIC) = (Tất cả các khoản thanh toán lãi + Khoản chiết khấu – Phí phần bù) / Giá trị các khoản lãi năm hiện tại cho đến thời gian đáo hạn. 

"Giá trị các khoản lãi năm hiện tại cho đến thời gian đáo hạn" bằng tổng giá trị các khoản lãi mỗi năm cộng với giá trị của số năm còn lại đến ngày đáo hạn của trái phiếu.   

Ví dụ về Chi phí lãi vay ròng

Công ty ABC muốn tính toán chi phí lãi vay ròng (NIC) cho đợt phát hành trái phiếu gần đây nhất của mình. 

Nếu tổng số tiền lãi mà công ty phải trả cho khoản nợ tổng cộng là 4.000.000 USD, phí phần bù là 250.000 USD và giá trị các khoản lãi năm hiện tại cho đến thời gian đáo hạn là 100.000.000 USD, thì công thức chi phí lãi vay ròng (NIC) sẽ là:  

NIC = (4.000.000 - 250.000 USD) / 100.000.000 USD = 0,0375 hay 3,75%.   

Hạn chế của Chi phí lãi vay ròng

Chi phí lãi vay ròng chỉ là một cách để tính chi phí lãi vay tổng gộp của một đợt phát hành trái phiếu. Một trong những hạn chế lớn nhất của nó là nó không kết hợp giá trị thời gian của tiền (TMV).   

Để xem xét giá trị thời gian của tiền (TMV), các công ty cần sử dụng chi phí lãi vay thực (TIC) để tính toán. 

TIC bao gồm tất cả các khoản phí và chi phí phụ trợ, như phí tài chính, phí chậm trễ nếu có, các điểm chiết khấu và số tiền lãi trả trước, cũng như các yếu tố liên quan đến TMV.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.