|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chi phí không chịu lãi (Non-interest Expense) là gì? Các thành phần của Chi phí không chịu lãi

14:44 | 28/11/2019
Chia sẻ
Chi phí không chịu lãi (tiếng Anh: Non-interest Expense) là chi phí hoạt động của một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính đã được tách biệt với chi phí lãi vay và dự phòng rủi ro tín dụng.
GettyImages-1035175240-5b5d9caf380e4773a8e7a2042298275d

Hình minh họa. Nguồn: Fool.com

Chi phí không chịu lãi

Khái niệm

Chi phí không chịu lãi trong tiếng Anh là Non-interest Expense.

Chi phí không chịu lãi là chi phí hoạt động của một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính được tách biệt với chi phí trả lãi và dự phòng rủi ro tín dụng. 

Ví dụ của chi phí không chịu lãi là lương nhân viên, tiền thưởng và các lợi ích cho nhân viên, chi phí thuê thiết bị, các chi phí công nghệ thông tin (CNTT), tiền thuê nhà, dịch vụ viễn thông, thuế, dịch vụ chuyên môn, tiếp thị, và khấu hao tài sản vô hình.   

Chi phí không chịu lãi trong các ngân hàng và tổ chức tài chính là một loại chi phí không liên quan trực tiếp đến việc tăng thêm hay giữ tiền của người gửi tiền. 

Đặc điểm Chi phí không chịu lãi 

Một ngân hàng có hai nhóm chi phí chính: chi phí chịu lãi và chi phí không chịu lãi

- Chi phí trả lãi phát sinh từ các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay dài hạn và các khoản nợ tài khoản giao dịch. 

- Chi phí không chịu lãi là một chi phí không bao gồm các khoản thanh toán lãi cho tiền gửi và trái phiếu. Các chi phí này thường là chi phí hoạt động phát sinh trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng.     

Các thành phần của Chi phí không chịu lãi 

Các chi phí không chịu lãi thông thường có giá trị tương đối lớn vì vậy các ngân hàng cần phải quản lí chúng cẩn thận để tối đa hóa lợi nhuận hoạt động. Nếu không, Chi phí không chịu lãi quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của ngân hàng.   

Chi phí không chịu lãi thể hiện các chi phí hoạt động của ngân hàng, phần lớn trong số này là chi phí nhân sự

Chi phí thuê nhà và CNTT cũng là các thành phần chi phí vật chất, cũng như chi phí chuyên môn cho các dịch vụ pháp lí đều được xem là Chi phí không chịu lãi.   

Tóm lại, Chi phí không chịu lãi được coi là chi phí chìm của ngân hàng và được sử dụng để tính tỉ lệ chi phí chìm của ngân hàng nhằm phân tích xu hướng và so sánh chéo với các ngân hàng tương đồng. 

Tỉ lệ chi phí chìm bằng tài sản trung bình chia cho Chi phí không chịu lãi

Khi tỉ lệ chi phí chìm cao đến mức không thể chấp nhận được trong một thời gian dài, các ngân hàng thường sẽ giải quyết chi phí nhân sự trước tiên vì chi phí vốn nhân lực chiếm phần lớn trong tổng Chi phí không chịu lãi.   

Chi phí không chịu lãi theo loại ngân hàng 

Chi phí không chịu lãi thường cao hơn ở các ngân hàng đầu tư so với ngân hàng thương mại. 

Lí do chính là các ngân hàng đầu tư phụ thuộc nhiều hơn vào giao dịch, quản lí tài sản và dịch vụ tư vấn thị trường vốn, tất cả các yếu tố này đều đòi hỏi mức lương bổng thưởng cao hơn cho nhân viên. 

Mặt khác các hoạt động cho vay của một ngân hàng thương mại không yêu cầu mức lương bổng như ở các ngân hàng đầu tư.   

Ví dụ thực tiễn có chi phí không chịu lãi của công ty Morgan Stanley năm 2018 chiếm hơn 70% doanh thu và chỉ riêng tiền lương bổng cho nhân viên đã chiếm khoảng 43% doanh thu. 

Một ví dụ khác là công ty Wells Fargo, tổng Chi phí không chịu lãi và chi phí nhân viên lần lượt chiếm 68% và 40% tổng doanh thu.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo