Chi phí đại diện (Agency Costs) là gì? Bản chất của chi phí đại diện
Hình minh hoạ. Nguồn: picpedia.org
Chi phí đại diện
Khái niệm
Chi phí đại diện trong tiếng Anh là Agency Costs.
Chi phí đại diện là một loại chi phí nội bộ công ty phát sinh từ hành động của một đại diện thay mặt cho người uỷ quyền. Chi phí đại diện thường xuất hiện trong tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả nòng cốt, bất mãn và gián đoạn kinh doanh, chẳng hạn như xung đột lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lí. Chi phí đại diện được trả cho người đại diện.
Mối quan hệ giữa người uỷ quyền và người đại diện trong chi phí đại diện
Ví dụ, các cổ đông có thể muốn ban lãnh đạo điều hành công ty theo cách tăng giá trị tối đa cho cổ đông. Ngược lại, các quản lí điều hành công ty có thể muốn phát triển công ty theo những cách khác mà có thể đi ngược lại với những lợi ích tốt nhất cho cổ đông.
Mối quan hệ uỷ quyền - đại diện chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa các cổ đông và nhân viên quản lí. Trong tình huống này, các cổ đông là người uỷ quyền, và các quản lí là người đại diện cổ đông để điều hành công ty.
Bản chất của chi phí đại diện
Chi phí đại diện bao gồm mọi khoản phí liên quan đến việc quản lí nhu cầu của các bên xung đột trong quá trình đánh giá và giải quyết tranh chấp. Chi phí này còn được gọi là rủi ro đại diện. Chi phí đại diện là chi phí cần thiết trong bất kì tổ chức nào mà người uỷ quyền không từ bỏ hoàn toàn mọi quyền điều hành của mình.
Do họ thất bại trong việc hoạt động theo hướng có lợi cho những đại diện làm việc dưới quyền mình, họ có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận của công ty.
Những chi phí này chủ yếu gồm đến các khích lệ kinh tế như tiền thưởng năng suất, quyền mua cổ phiếu và các phần thưởng khác khuyến khích các đại diện hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mục đích của đại diện là giúp một công ty phát triển mạnh, từ đó đáp ứng lợi ích cho tất cả các bên liên quan.
Ví dụ thực tế về chi phí đại diện
Một số ví dụ nổi tiếng nhất về chi phí đại diện - rủi ro đại diện xuất hiện trong các vụ bê bối tài chính nổi tiếng như sự thất bại của Enron năm 2001. Ban giám đốc và cán bộ cấp cao của công ty đã bán hết cổ phiếu của họ ở mức giá cao hơn giá trị thật, dựa vào thông tin kế toán gian lận để làm tăng giá trị cổ phiếu một cách giả tạo. Kết quả là các cổ đông đã mất một khoản tiền đáng kể. Điều này càng khiến cho do giá cổ phiếu của Enron giảm mạnh.
(Theo investopedia.com)