Chỉ báo ATR (Average True Range) trong phân tích kĩ thuật là gì?
Chỉ báo ATR (Average True Range)
Khái niệm
Chỉ báo ATR trong tiếng Anh là Average True Range.
Chỉ báo ATR là một công cụ phân tích kĩ thuật đo lường sự biến động của thị trường bằng cách phân tích từng phạm vi giá của tài sản trong giai đoạn đó. Ý tưởng về Average True Range (tạm dịch: “Khoảng dao động trung bình thực tế”), đã được J. Welles Wilder Jr. sáng tạo, và giới thiệu trong cuốn sách của ông có tên là "New Concepts in Technical Trading Systems" (tạm dịch: “Tư tưởng mới trong Hệ thống Kĩ thuật Giao dịch”) vào năm 1978.
Chỉ báo ATR được lấy như sau: mức giá cao hiện tại trừ đi mức giá thấp hiện tại; giá trị tuyệt đối của mức giá cao hiện tại trừ đi mức giá đóng cửa trước đó; và giá trị tuyệt đối của mức giá thấp hiện tại trừ đi mức giá đóng cửa trước đó. Khoảng giao động trung bình thực tế sau đó là mức trung bình trượt, thường lấy giá trị là 14 ngày, trong khoảng giao động thực tế.
Công thức cho ATR
Bước đầu tiên trong việc tính toán ATR là tìm một loạt các giá trị khoảng giao động thực tế cho chứng khoán. Phạm vi giá của một tài sản cho một ngày giao dịch nhất định chỉ đơn giản là mức giá cao trừ đi mức giá thấp. Trong khi đó, khoảng giao động thực tế bao quát hơn:
Cách tính ATR
Nhà giao dịch có thể sử dụng khoảng thời gian ngắn hơn 14 ngày để tạo ra nhiều tín hiệu giao dịch hơn, trong khi khoảng thời gian dài hơn sẽ có xác suất cao hơn để tạo ra tín hiệu giao dịch ít hơn.
Ví dụ, giả sử một nhà giao dịch trong ngắn hạn chỉ muốn phân tích sự biến động của một cổ phiếu trong khoảng thời gian 5 ngày giao dịch. Do vậy, nhà giao dịch có thể tính toán ATR năm ngày.
Giả sử dữ liệu lịch sử giá được sắp xếp theo thứ tự thời gian đảo ngược, nhà giao dịch tìm giá trị tuyệt đối tối đa bằng cách lấy mức giá cao hiện tại trừ đi mức giá thấp hiện tại, giá trị tuyệt đối của mức cao hiện tại trừ đi mức giá đóng cửa trước đó và giá trị tuyệt đối của mức thấp hiện tại trừ đi mưc giá đóng cửa trước đó.
Các công thức của khoảng giao động thực tế này được thực hiện trong 5 ngày giao dịch gần nhất và sau đó được tính trung bình để tính giá trị đầu tiên của ATR trong 5 ngày.
Ví dụ về cách sử dụng ATR
Giả sử giá trị đầu tiên của ATR trong 5 ngày có giá trị là 1,41 và ngày thứ 6 có khoảng giao động thực tế là 1,09. Giá trị ATR tuần tự có thể được ước tính bằng cách nhân giá trị ATR trước đó với số ngày trừ đi 1, sau đó thêm khoảng giao động thực tế cho giai đoạn hiện tại vào công thức. Tiếp theo, chia tổng cho khoảng thời gian đã chọn.
Ví dụ: giá trị ngày thứ hai của ATR được ước tính là 1,35 (= 1,41 * (5 - 1) + (1.09)) / 5. Công thức sau đó có thể được lặp lại trong toàn bộ khoảng thời gian.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)