|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch ngân sách (Budget Variance - BV) là gì? Nguyên nhân dẫn đến BV và Ý nghĩa

09:36 | 04/02/2020
Chia sẻ
Chênh lệch ngân sách (tiếng Anh: Budget Variance - BV) là một thông số định kì được các chính phủ, công ty hoặc các cá nhân sử dụng để định lượng sự khác biệt giữa các con số bút toán ngân sách và số tiền chi thực tế cho một danh mục kế toán cụ thể.
Chênh lệch ngân sách (Budget Variance - BV) là gì? Nguyên nhân dẫn đến BV và Ý nghĩa - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Xendoo.com

Chênh lệch ngân sách

Khái niệm

Chênh lệch ngân sách trong tiếng Anh là Budget Variance- BV.

Chênh lệch ngân sách (BV) là một thông số định kì được các chính phủ, công ty hoặc các cá nhân sử dụng để định lượng sự khác biệt giữa các con số bút toán ngân sách và số tiền chi thực tế cho một danh mục kế toán cụ thể. 

 - Chênh lệch ngân sách dương cho thấy mức chênh lệch trên tích cực hay có lợi nhuận dương.

 - Chênh lệch ngân sách âm hay có kết quả tiêu cực, có nghĩa là công ty này hay quốc gia này mất nhiều tiền hơn so với số tiền đã được phân bổ cho một khoản mục hay thiếu hụt ngân sách. 

Chênh lệch ngân sách xảy ra do các nhà dự báo tài chính không thể dự đoán chi phí và doanh thu trong tương lai với một mức chính xác hoàn toàn.   

Chênh lệch ngân sách có thể xảy ra do các yếu tố được có thể kiểm soát hoặc không thể kiểm soát được. Ví dụ, ngân sách được bút toán không kém hay chi phí lao động là các yếu tố có thể kiểm soát được. 

Các yếu tố không thể kiểm soát thường là các yếu tố ngoại tác và phát sinh từ các sự kiện xảy ra bên ngoài công ty, ví dụ như một thảm họa thiên tai xảy ra trong năm gây nhiều thiệt hại.     

Nguyên nhân dẫn đến Chênh lệch ngân sách 

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch ngân sách: xảy ra lỗi, các điều kiện kinh doanh thay đổi và các kì vọng không được đáp ứng. 

 - Lỗi thường xảy ra bởi người lập ngân sách trong quá trình thiết lập phân bổ ngân sách. Một số lí do cho việc này là các sai sót trong tính toán toán học, sử dụng sai các giả định hoặc dự toán chủ yếu dựa vào dữ liệu cũ/ không đán tin cậy. 

 - Thay đổi điều kiện kinh doanh, gồm cả những thay đổi trong điều kiện nền kinh tế nói chung hay điều kiện thương mại toàn cầu, có thể gây ra chênh lệch ngân sách. 

Ngoài ra, chênh lệch ngân sách cũng có thể xảy ra với qui mô nhỏ hơn như khi có thay đổi trong chi phí nguyên liệu thô hay xuất hiện một đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường tạo ra các áp lực về giá cả. 

Những thay đổi trong chính trị và các qui định mới không được dự báo một cách chính xác cũng là nguyên nhân dẫn đến chênh lệch ngân sách. 

 - Mặt khác, chênh lệch ngân sách cũng xảy ra khi đội ngũ quản lí hoạt động có hiệu quả vượt quá hoặc kém hơn mong đợi.   

Ý nghĩa của Chênh lệch ngân sách 

Chênh lệch ngân sách được xác định là âm hoặc dương.

 - Chênh lệch ngân sách dương là khi doanh thu kiếm được cao hơn ngân sách được chi hoặc chi phí thấp hơn dự đoán. Kết quả có thể lợi nhuận lớn hơn dự báo ban đầu. 

 - Ngược lại, chênh lệch ngân sách âm xảy ra khi doanh thu giảm so với số tiền ngân sách được chi hay chi phí cao hơn dự đoán. Do đó, thu nhập ròng có thể thấp hơn mức dự kiến ban đầu.   

Nếu chênh lệch ngân sách lớn hơn một con số nhất định, các công ty sẽ thường điều tra xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Sau đó, các nhà quản lí sẽ được chỉ định để khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn. 

Mức chênh lệch ngân sách lớn được xác định khác nhau và chủ quan tùy thuộc vào từng công ty và qui mô tương đối của khoảng chênh lệch. 

Tuy nhiên, nếu mức chênh lệch cao duy trì trong một khoảng thời gian dài, nhà quản lí cần phải đánh giá lại qui trình lập ngân sách của họ.   

Chênh lệch ngân sách trong Dự toán ngân sách linh hoạt và Dự toán ngân sách tĩnh

- Dự toán ngân sách linh hoạt cho phép người lập ngân sách thay đổi và cập nhật khi các giả định được sử dụng để lập ngân sách thay đổi. 

Ngân sách linh hoạt có khả năng thích ứng cao hơn khi các hoàn cảnh thay đổi và dẫn đến chênh lệch ngân sách ít hơn, cả về mặt tích cực và tiêu cực. 

Ví dụ, giả sử một doanh nghiệp cắt giảm sản xuất dẫn đến chi phí biến đổi cũng sẽ giảm xuống. Với dự toán ngân sách linh hoạt, điều này được ghi nhận và kết quả sẽ được đánh giá ở mức sản xuất thấp hơn này. 

- Mặt khác, dự toán ngân sách tĩnh có các giả định ban đầu được giữ nguyên, ngay cả khi các giả định thay đổi trong thực tế. 

Với dự toán ngân sách tĩnh, mức sản xuất vẫn giữ nguyên như mức ban đầu và kết quả chênh lệch ngân sách vì thế cũng lớn hơn. 

Hầu hết các công ty đều sử dụng dự toán ngân sách linh hoạt hơn là dự toán ngân sách tĩnh là vì lí do trên.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo