|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch khối lượng sản xuất (Production Volume Variance) là gì? Công thức tính

17:04 | 03/02/2020
Chia sẻ
Chênh lệch khối lượng sản xuất (tiếng Anh: Production Volume Variance) là một con số thống kê được sử dụng bởi các công ty để đo lường chênh lệch giữa chi phí chung thực tế so với chi phí dự toán trên ngân sách cho mỗi đơn vị sản phẩm​​.
Chênh lệch khổi lượng sản xuất (Production Volume Variance) là gì? Công thức tính - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Raconteur.net

Chênh lệch khối lượng sản xuất

Khái niệm

Chênh lệch khối lượng sản xuất trong tiếng Anh là Production Volume Variance.

Chênh lệch khối lượng sản xuất là một con số thống kê được sử dụng bởi các công ty để đo lường chi phí sản xuất hàng hóa so với chi phí dự toán ngân sách. 

Chênh lệch khối lượng sản xuất so sánh chi phí chung thực tế trên mỗi đơn vị sản phẩm đã được sản xuất với chi phí dự kiến hoặc ngân sách cho cùng đơn vị sản phẩm đó.   

Công thức tính chênh lệch khối lượng sản xuất như sau:     

Chênh lệch khối lượng sản xuất = (Số đơn vị sản phẩm thực tế đã được sản xuất - Số đơn vị sản phẩm sản xuất dự toán) x Tỉ lệ chi phí chung dự toán cho mỗi đơn vị sản phẩm. 

Chênh lệch khối lượng sản xuất đôi khi được gọi đơn giản là chênh lệch khối lượng.

Đặc điểm Chênh lệch khối lượng sản xuất 

Việc tính toán chi phí chung cho mỗi đơn vị sản xuất là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp do rất nhiều chi phí chung là chi phí cố định. Giá trị này sẽ giống nhau cho dù sản xuất một triệu đơn vị sản phẩm hay chỉ sản xuất một sản phẩm.   

Giá thuê nhà xưởng, chi phí mua thiết bị và chi phí bảo hiểm là các ví dụ điển hình cho loại chi phí này. Các chi phí chung này phải được thanh toán bất kể số lượng đơn vị sản xuất tăng lên hay giảm xuống.

Lưu ý lương nhà quản lí thường không thay đổi khi có sự gia tăng trong khối lượng sản xuất.

Các chi phí còn lại sẽ thay đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi. Ví dụ như tổng chi phí cho nguyên liệu thô, chi phí vận chuyển hàng hóa và chi phí lưu kho có thể thay đổi khi khối lượng sản xuất lớn hơn đáng kể.   

Chênh lệch khối lượng sản xuất được các nhà phân tích coi là một thông số thống kê quá khứ. Nó có thể được xác định dựa trên ngân sách đã dự toán hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm trước khi sản phẩm được sản xuất. 

Vì lí do này, một số doanh nghiệp thiên về các số liệu thống kê khác hơn như số lượng đơn vị sản phẩm có thể sản xuất trong ngày với một chi phí cho trước.   

Tuy nhiên, chênh lệch khối lượng sản xuất là một con số hữu ích có thể giúp doanh nghiệp xác định liệu doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm ở mức giá đủ thấp với khối lượng đủ cao để có lợi nhuận hay không và làm thế nào để đạt được điều đó.    

Chênh lệch khối lượng sản xuất thường được ưu tiên sử dụng khi khối lượng sản xuất thực tế lớn hơn khối lượng sản xuất dự toán ngân sách.

Chênh lệch khối lượng sản xuất dương và âm 

Nếu khối lượng sản xuất thực tế lớn hơn khối lượng sản xuất trên bảng lập ngân sách, doanh nghiệp có chênh lệch khối lượng sản xuất dương

Do ngân sách tổng chi phí chung cố định đã được phân bổ có giá trị lớn hơn con số sản xuất được thực tế, dẫn đến chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn.  

Khi khối lượng sản xuất thực tế thấp hơn khối lượng sản xuất trên ngân sách, chênh lệch khối lượng sản xuất âm.   

Ví dụ: một công ty lập ngân sách dự toán sẽ có 5.000 đơn vị sản phẩm sản xuất được vào năm sau với tỉ lệ chi phí chung trên mỗi đơn vị sản phẩm là 12$. 

Sau một năm, khi tính toán kết quả sản xuất cho năm này, công ty xác nhận đã sản xuất được 5.400 đơn vị sản phẩm. Chênh lệch khối lượng sản xuất trong ví dụ này là (5,400 - 5.000) x 12$ = 4,800$.   

Công ty đã sản xuất nhiều đơn vị sản phẩm hơn dự kiến. Khoản chênh lệch 4,800$ là khoản tiền công ty tiết kiệm được từ việc sản xuất nhiều đơn vị sản phẩm hơn ngân sách giả định.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo