|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch lãi suất (Interest Rate Differential - IRD) là gì? Đặc điểm Chênh lệch lãi suất

11:56 | 28/11/2019
Chia sẻ
Chênh lệch lãi suất (tiếng Anh: Interest Rate Differential - IRD) là mức chênh lệch giữa tỉ lệ sinh lời của hai tài sản chịu lãi tương tự nhau.
nl2

Hình minh họa. Nguồn: Matrixtrade.com

Chênh lệch lãi suất

Khái niệm

Chênh lệch lãi suất trong tiếng Anh là Interest Rate Differential - IRD.

Chênh lệch lãi suất (IRD) là khoản chêch lệch lãi suất giữa hai tài sản chịu lãi tương tự nhau. 

Các nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối sử dụng IRD khi định giá tỉ giá kì hạn.   

Dựa trên lí thuyết ngang bằng lãi suất (IRP), một nhà giao dịch có thể kì vọng vào tỉ giá hối đoái tương lai của hai loại tiền tệ và đặt ra khoản thặng dư hoặc khoản khấu trừ cho các hợp đồng tương lai với tỉ giá hối đoái thị trường hiện tại.     

Đặc điểm Chênh lệch lãi suất 

Chênh lệch lãi suất có thể hiểu đơn giản là đại lượng đo lường chênh lệch lãi suất giữa hai chứng khoán. 

Nếu một trái phiếu mang lại lợi nhuận 5% và trái phiếu khác là 3%, IRD sẽ là 2%. 

IRD thường được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch có thu nhập cố định, giao dịch ngoại hối và cho vay.   

Chênh lệch lãi suất cũng được sử dụng trong thị trường nhà đất để mô tả sự khác biệt giữa lãi suất và lãi suất niêm yết của ngân hàng vào ngày trả trước cho các khoản thế chấp. 

IRD là một thành phần chính của giao dịch chênh lệch lãi suất (Carry trade). 

Giao dịch chênh lệch lãi suất là một chiến lược mà các nhà giao dịch ngoại hối sử dụng để thu lợi từ chênh lệch lãi suất và khi các nhà giao dịch bán một cặp tiền tệ, họ nhận được lợi nhuận gia tăng của cặp tiền tệ.   

Ví dụ giao dịch Chênh lệch lãi suất 

IRD là số tiền mà nhà đầu tư có thể mong đợi sẽ kiếm được bằng cách sử dụng chiến lược giao dịch chênh lệch lãi suất. 

Giả sử một nhà đầu tư A ở Mỹ vay 1.000$ và chuyển đổi số tiền này thành bảng Anh để mua trái phiếu của Anh. 

Nếu trái phiếu được mua mang lại 7% lợi nhuận trong khi trái phiếu tương đương ở Mỹ chỉ mang lại 3% lợi nhuận, thì IRD bằng 4%. 

Lợi nhuận này chỉ được đảm bảo nếu tỉ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và bảng Anh là không đổi.

Một trong những rủi ro chính của chiến lược chênh lệch lãi suất là sự không chắc chắn của biến động tiền tệ. 

Trong ví dụ này, nếu đồng bảng Anh giảm giá so với đồng đô la Mỹ, nhà giao dịch A có thể bị thua lỗ.   

Ngoài ra, các nhà giao dịch có thể sử dụng đòn bẩy để cải thiện lợi nhuận tiềm năng. 

Nếu nhà đầu tư A tận dụng khoản vay của mình theo hệ số 10 : 1, anh ta có thể kiếm được lợi nhuận 40%. 

Tuy nhiên, đòn bẩy cũng có thể gây ra tổn thất lớn cho anh A nếu có sự biến động lớn trong tỉ giá hối đoái.   

Ví dụ Chênh lệch lãi suất trong cho vay thế chấp 

Chênh lệch lãi suất cũng được sử dụng khi người mua nhà vay tiền để mua nhà. Ví dụ, chị B mua nhà đã mua nhà và thế chấp với tỉ lệ 5.5% trong 30 năm. 

Giả sử 25 năm đã trôi qua và chị B chỉ còn năm năm thời hạn thế chấp. Chị B có thể sử dụng lãi suất thị trường hiện tại đang đưa ra cho một khoản thế chấp 5 năm để xác định mức chênh lệch lãi suất. 

Nếu lãi suất thị trường hiện tại của khoản thế chấp năm năm là 3.85% thì chênh lệch lãi suất là 1.65% hay 0.1375% mỗi tháng.   

Sự khác biệt giữa IRD và chênh lệch lãi suất ròng (NIRD) 

Chênh lệch lãi suất ròng (NIRD) là một loại IRD được sử dụng trong thị trường Forex. Trong thị trường tiền tệ quốc tế, NIRD là mức chênh lệch về lãi suất của hai khu vực kinh tế khác biệt.   

Nếu một nhà giao dịch bán cặp tiền tệ NZD/USD, nhà giao dịch đó đang sở hữu đồng tiền New Zealand và vay tiền Mỹ. 

Chênh lệch lãi suất ròng là chênh lệch của tất cả các khoản lãi kiếm được và được trả khi đang giữ vị thế một cặp tiền tệ.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo