Cân đối ngân sách (Balanced Budget) là gì? Nội dung của cân đối ngân sách
Hình minh họa. Nguồn: vlasmarktbewindvoeringen.nl
Cân đối ngân sách (Balanced Budget)
Định nghĩa
Cân đối ngân sách trong tiếng Anh gọi là Balanced Budget.
Cân đối ngân sách Nhà nước phản ảnh mối quan hệ tương tác giữa thu chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.
Nỗ lực cân đối ngân sách thể hiện ở việc Nhà nước cố gắng duy trì một ngân sách trong đó các khoản thu ngân sách bằng với các khoản chi ngân sách. Do đó, không có thâm hụt ngân sách hay thặng dư ngân sách tồn tại.
Nội dung
- Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tài khoá.
- Nó vừa là công cụ thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội.
- Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tính tiên liệu. Trong đó:
+ Ngân sách nhà nước cân bằng: nhà nước huy động nguồn thu vừa đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu.
+ Ngân sách nhà nước bội thu (thặng dư): thu ngân sách nhà nước lớn hơn chi ngân sách nhà nước.
+ Ngân sách nhà nước bội chi (thâm hụt): thu ngân sách nhà nước không đáp ứng nhu cầu chi ngân sách nhà nước.
Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách
(1) Lí thuyết cân đối theo ngân sách chu kì
Mỗi chu kì nền kinh tế gồm ba giai đoạn là phồn thịnh - khủng hoảng - suy thoái. Cụ thể:
- Giai đoạn phồn thịnh: thu > chi
- Giai đoạn khủng hoảng – suy thoái: thu < chi
- Cân bằng ngân sách trong một chu kì: thu = chi
(2) Lí thuyết về ngân sách cố ý thâm hụt
Lí thuyết này áp dụng trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Việc thúc đẩy những hoạt động của nền kinh tế đang đình trệ sẽ làm nhẹ gánh nặng của ngân sách nhà nước đối với khoản chi trợ cấp thất nghiệp.
Chính sách cố ý tạo ra sự mất cân đối của ngân sách nhà nước, xét cho cùng chỉ là một việc làm trước hạn, căn cứ vào những việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.
(3) Thuyết hạn chế tiêu dùng trong thời chiến
Nhà nước cần tài chính phục vụ cho chiến tranh; người dân không sử dụng hết thu nhập khả dụng → nhà nước có thể thu vào một phần số tiền mà mình chi ra thông qua thuế, phát hành công trái.
Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với mỗi nhà nước, nó đảm bảo cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đặc biệt khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhà nước phải phát huy vai trò vượt trội của mình để can thiệp tới vấn đề này nhằm ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế.
Liên hệ thực tiễn
- Trong quá khứ và cho đến hiện tại, đã có nhiều học thuyết bàn luận về cân đối ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các học thuyết này chủ yếu là đưa ra quan điểm cân đối, mà chưa mổ xẻ các nội dung quan trọng của cân đối ngân sách nhà nước và sự ứng dụng vào mỗi nền kinh tế.
- Ngày nay, các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước, đặc biệt là thuyết cân bằng ngân sách nhà nước theo chu kì và thuyết cố ý thiếu hụt, đã được chính phủ các nền kinh tế thị trường vận dụng rất linh hoạt trong chính sách tài khóa để thúc đẩy kinh tế phát triển.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí tài chính công, NXB tài chính; Ngân sách nhà nước, Tổ hợp giáo dục Topica)