|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm (Product Division Structure) là gì?

12:11 | 02/01/2020
Chia sẻ
Cấu trúc phân ban theo sản phẩm (tiếng Anh: Product Division Structure) là một cấu trúc tổ chức trong đó các chức năng hỗ trợ tập trung phục vụ nhu cầu của một số dòng sản phẩm khác nhau.
Cấu trúc phân ban theo sản phẩm (Product Division Structure) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm

Khái niệm

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm (hay mô hình bộ phận phụ trách sản phẩm) trong tiếng Anh là product division structure

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm là một cấu trúc tổ chức trong đó các chức năng hỗ trợ tập trung phục vụ nhu cầu của một số dòng sản phẩm khác nhau. Thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp có sản phẩm tương tự nhau và nhắm vào cùng một thị trường.

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm là một trong những cấu trúc tổ chức phổ biến nhất tại các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế hiện nay do hầu hết các doanh nghiệp này đều có dải hàng hóa đa dạng và khác biệt. 

Ví dụ minh họa

Ví dụ, việc sáp nhập giữa công ty Moet Hennessy và Louis Vuitton đã tạo ra tập đoàn hàng hóa sang trọng lớn nhất thế giới, tập đoàn LVMH, trong đó những hãng nước hoa Christian Dior, đồng hồ Tag Heuer, túi xách Louis Vuitton, rượu sâm panh Moet & Chandon là thuộc các thương hiệu hàng hóa của tập đoàn. 

Việc không có sự tương đồng giữa nhiều dòng sản phẩm đã dẫn tới việc tập đoàn LVMH chia nhỏ thành 5 bộ phận, mỗi bộ phận tập trung vào một phân đoạn thị trường riêng biệt trên qui mô toàn cầu, đó là: rượu và đồ uống có cồn, thời trang và đồ da thuộc, nước hoa và mĩ phẩm, đồng hồ và trang sức, và các hàng hóa bán lẻ khác. 

Mặc dù có sự lắp lẫn, trùng lặp ở các thị trường cụ thể, các kênh phân phối, các chuỗi cung ứng nhưng các bộ phận này đều tương đối độc lập.

Nội dung

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm được thiết kế phù hợp với chiến lược toàn cầu do hoạt động ở thị trường nội địa và thị trường nước ngoài đối với cùng một sản phẩm được một bộ phận phụ trách sản phẩm chịu trách nhiệm.

Bộ phận này có thể kết hợp tương ứng và kinh nghiệm, tri thức giữa hai thị trường (ví dụ như chia sẻ thông tin về thành công hoặc thất bại trên các thị trường khác nhau với nhau).

Thêm vào đó cấu trúc phân ban theo sản phẩm tăng cường năng lực bán hàng hoặc tung sản phẩm mới hoặc dừng bán một dòng sản phẩm nhất định vì các dòng sản phẩm là không có liên hệ với nhau. Tất nhiên, sẽ có các chức năng hoặc hoạt động bị lặp đi lặp lại giữa các bộ phận phụ trách sản phẩm và cũng khó có cơ hội hay cách nào mà một bộ phận phụ trách sản phẩm này có thể học tập được kinh nghiệm quốc tế từ một bộ phận phụ trách sản phẩm khác. 

Các công ty con khác nhau của các bộ phận phụ trách sản phẩm khác nhau hoạt động ở cùng một quốc gia ở nước ngoài sẽ báo cáo về cho các ban và bộ phận khác nhau tại trụ sở chính. 

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm (Product Division Structure) là gì? - Ảnh 2.

Cấu trúc phân ban theo sản phẩm

Ví dụ, hình trên mô tả công ty điện và công ty thang máy ở Bỉ sẽ báo cáo về hai bộ phận khác nhau của công ty, vì vậy, sự kết hợp nguồn lực trong một nước có thể không được khai thác nếu các công ty con không liên hệ với nhau và tới cùng một bộ phận phụ trách. 

(Theo strategy2market, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê) 

Hải Miên