|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cấu trúc ma trận toàn cầu (Global matrix organization structure) là gì? Ưu và nhược điểm

16:39 | 18/09/2019
Chia sẻ
Cấu trúc ma trận toàn cầu (tiếng Anh: Global matrix organization structure) là cấu trúc tổ chức trong đó toàn bộ các hoạt động toàn cầu của doanh nghiệp được tổ chức đồng thời vừa theo khu vực địa lí vừa theo nhóm sản phẩm.
marketingoperations

Hình minh hoạ (Nguồn: corporateleaderscommunications)

Cấu trúc ma trận toàn cầu

Khái niệm

Cấu trúc ma trận toàn cầu trong tiếng Anh được gọi là Global matrix organization structure.

Cấu trúc ma trận toàn cầu là một trong những loại cấu trúc tổ chức phân công theo chiều ngang phổ biến nhất được các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lựa chọn và áp dụng.

Cấu trúc ma trận toàn cầu là cấu trúc tổ chức trong đó toàn bộ các hoạt động toàn cầu của doanh nghiệp được tổ chức đồng thời vừa theo khu vực địa vừa theo nhóm sản phẩm. 

Người phụ trách mỗi nhà máy phải có trách nhiệm báo cáo với 2 người cấp trên - người phụ trách khu vực địa và người phụ trách nhóm sản phẩm. 

Mục đích của cấu trúc ma trận là nhằm kết hợp những người phụ trách khu vực địa phụ trách nhóm nhánh sản phẩm trong việc ra quyết định. 

Tính phổ biến của cấu trúc ma trận ngày càng tăng do các doanh nghiệp cố gắng đáp ứng nhu cầu của địa phương, giảm chi phí và phối hợp các hoạt động trên toàn thế giới. 

Cấu trúc này phù hợp với các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia.

Ưu điểm và nhược điểm 

- Ưu điểm

Cấu trúc ma trận tránh được một số nhược điểm của các cấu trúc tổ chức khác, đặc biệt là thông qua việc cải thiện giao tiếp giữa các bộ phận và tăng hiệu suất của đội ngũ nhân công có chuyên môn cao. 

Cấu trúc ma trận có thể đồng thời cải thiện sự phối hợp và mức độ thích ứng với địa phương.

- Nhược điểm

Tuy nhiên, cấu trúc ma trận toàn cầu có hai hạn chế chủ yếu:

Thứ nhất, hình thức ma trận rất cồng kềnh. Nhiều cuộc họp được tổ chức đơn giản chỉ là để phối hợp hoạt động của những người phụ trách các bộ phận khác nhau, trong khi bỏ qua các hoạt động trong phạm vi từng bộ phận. 

Nhu cầu về sự phối hợp phức tạp có xu hướng kéo dài thời gian ra quyết định, làm chậm việc đưa ra các biện pháp phản ứng kịp thời.

Thứ hai, trách nhiệm cá nhân có thể trở nên mơ hồ trong cấu trúc ma trận. Do có sự chia sẻ trách nhiệm nên những người phụ trách các khu vực địa và nhóm sản phẩm có thể đổ lỗi về kết quả hoạt động yếu kém. 

Hơn nữa, việc xác định nguồn gốc vấn đề và cách thức khắc phục trong cấu trúc ma trận là rất khó khăn.

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi