|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cân bằng dây chuyền sản xuất (Production Leveling) là gì?

13:02 | 17/03/2020
Chia sẻ
Cân bằng dây chuyền sản xuất (tiếng Anh: Production Leveling) là một trong những công cụ để đạt được trình độ sản xuất “Vừa - đúng - lúc”.
Cân bằng dây chuyền sản xuất (Production Leveling) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Latestquality)

Cân bằng dây chuyền sản xuất

Khái niệm

Cân bằng dây chuyền sản xuất hay Bình chuẩn hóa trong tiếng Anh gọi là: Production Leveling.

Cân bằng dây chuyền sản xuất còn được gọi là Heijunka là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nhật.

Cân bằng dây chuyền sản xuất là phương pháp sản xuất để cân bằng về loại sản phẩm và lượng sản xuất của quá trình lắp ráp cuối cùng, nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất theo sự thay đổi của yêu cầu khách hàng. (Theo JIS Z 8141 Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản về các thuật ngữ dùng trong sản xuất)

Heijunka là một trong những công cụ để đạt được trình độ sản xuất “Vừa - đúng - lúc” (Just-In-Time/JIT)

Đó là kĩ thuật để giúp loại bỏ các lãng phí dựa trên nguyên tắc: tạo ra sản phẩm trung gian theo một tốc độ ổn định nhằm cho phép quá trình tiếp theo cũng được thực hiện theo một tốc độ ổn định và có thể dự báo trước được.

Lợi ích

- Tạo được phương pháp hoạch định sản xuất để đáp ứng hiệu quả hơn các nhu cầu đa dạng, thường xuyên thay đổi của nhiều khách hàng khác nhau một cách linh hoạt. 

- Tránh được các lãng phí: Sản xuất sớm hơn cần thiết, giảm mức tồn kho thành phẩm, giảm các chi phí về vốn. 

- Đảm bảo ổn định nguồn lực (con người, máy móc không bị quá tải, căng thẳng). 

- Giảm thời gian sản xuất và do đó khả năng giao hàng tốt hơn.

(Theo Sách cẩm nang kiến thức về năng suất chât lượng - Viện Năng suất Việt Nam)

Heijunka là phương pháp nhằm giữ tốc độ sản xuất ở mức ổn định nhất có thể, giúp quá trình sản xuất thích ứng được với nhu cầu thay đổi. Mục đích của cân bằng chuyền sản xuất là sản xuất những chủng loại và số lượng tổng cũng như số lượng trong mỗi ngày là như nhau. 

Tuy vậy Heijunka lại hỗ trợ cho việc thay đổi yêu cầu của khách hàng tốt nhất. Sự biến thiên của lượng sản xuất có thể gây ra lãng phí bởi vì tất cả nguồn lực như máy móc, con người, hàng tồn và những yếu tố khác cần cho sản xuất phải luôn luôn giữ ở mức cao nhất. 

Heijunka làm giảm giá thành nhờ vào việc trung bình hóa được khối lượng công việc. Heijunka là trung bình hóa lượng sản xuất nhiều và ít nhất, nhờ thế mà lượng sản xuất hàng ngày đều đặn. 

Khi sự biến thiên có thể loại bỏ khỏi lượng được yêu cầu sản xuất hàng ngày thì số lượng nguyên vật liệu và nhân sự sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Heijunka không chỉ dựa trên tổng số sản xuất mà còn phải tính đến chủng loại và những yếu tố biến thiên khác.  

Như vậy Heijunka là sự trung bình tổng thể về số lượng tổng thể và số lượng trong từng chủng loại trong kế họach sản xuất trong một khoảng thời gian.

(Tài liệu tham khảo: Sổ tay hướng dẫn áp dụng mô hình quản lí sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing trong sản xuất cơ khí, Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ, Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp)  


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuyết Nhi