Call To Action (CTA) là gì? Phân loại CTA
Hình minh hoạ (Nguồn: kalzen)
Call To Action
Khái niệm
Call To Action có thể được dịch là kêu gọi hành động.
Call To Action thường được viết và sử dụng trong các trường hợp gọi mời khách hàng mục tiêu thực hiện những hành động như: Nhấp vào số điện thoại gọi điện tổng đài để được tư vấn, nhấn vào link để đăng kí mua hàng, chuyển đến website hoặc một trang web khác….
Call To Action là lời kêu gọi khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động mà bạn mong muốn.
Có 3 điều lưu ý trong định nghĩa này:
- Hành động mong muốn tương đối đa dạng, thường bao gồm đặt hàng, gọi điện, nhập email, hoàn thành đăng kí, điều hướng qua trang khác… nhưng cụ thể ra sao thì bạn phải tự định nghĩa dựa trên mục tiêu làm website hoặc landing page của mình.
- Khách hàng mục tiêu - đôi khi CTA của bạn không hiệu quả, có thể không phải do nó, mà do người thấy nó không phải đối tượng mà bạn mong muốn.
- Để khách hàng mục tiêu thực hiện hành động bạn mong muốn, điều kiện quan trọng là bạn phải thực sự hiểu rõ họ, hiểu rõ chân dung (Customer avatar) và hiểu rõ từng nhu cầu thầm kín của họ (Customer insights) để tạo ra một lí do "cực mạnh" khiến họ hành động.
Hình thức
CTA thường thể hiện dưới các hình thức sau:
- Nội dung bằng chữ có chèn link
- Nút kêu gọi hành động
- Hình ảnh / banner
- Và cũng tuỳ theo mục tiêu mong muốn, mà bạn có thể linh hoạt sử dụng các loại CTA
Phân loại
- Dạng CTA hướng đến giải quyết một vấn đề nào đó: CTA này sẽ đưa ra những lời cam kết sẽ giải quyết các vấn đề mà người dùng, khách hàng họ đang mắc phải.
- Dạng CTA làm nổi bật các giá trị và lợi ích: Khi người dùng, khách hàng họ nhìn thấy được những lợi ích, họ sẽ sẵn sàng hơn trong việc nhấp chuột, tạo ra những chuyển đổi cụ thể cho doanh nghiệp bạn.
- Dạng CTA công nhận về một vấn đề gì đó: Công nhận bằng những bằng chứng xác thực sẽ chính là cách để bạn có thể dễ dàng củng cố niềm tin nơi người dùng, khách hàng.
- CTA dạng sáng tạo: dạng này ít xuất hiện và cũng không yêu cầu một công thức viết tiêu chuẩn nào cả, cơ bản là CTA mang lại được sự thích thú cho người dùng là được.
- CTA dạng mốc thời gian: Dạng CTA này đang được sử dụng nhiều, đăng biệt là tại các website bán hàng với các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Khách hàng chắc chắn sẽ tương tác thông qua những lời kêu gọi hành động mang giá trị cao này.
- Dạng CTA gây sự tò mò: Ở đây bạn có thể đưa ra giải pháp cho một vấn đề gì đó một cách lấp lửng, nữa vời, khuyến khích những nhấp chuột từ phía người dùng, qua đó tạo ra những chuyển đổi.
(Tài liệu tham khảo: Margroup, brandsvietnam, quangcaosieutoc)