Cách tiếp cận PSR (Pressure - Situation - Response) là gì?
Cách tiếp cận PSR (Pressure - Stuation - Response) (Nguồn: Fraser Institute)
Cách tiếp cận PSR (Pressure - Stuation - Response)
Cách tiếp cận PSR - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Pressure - Situation - Response, viết tắt là PSR.
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã đưa ra chỉ dẫn khái quát cho cách tiếp cận PSR, là cách tiếp cận mô tả các mối quan hệ giữa những áp lực (Pressure) do hoạt động của con người gây nên (trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp và nông nghiệp) với tình trạng (Situation) của môi trường (không khí, nước, đất và tài nguyên thiên nhiên), và những ứng phó (Response) của các cơ quan kinh tế và môi trường (các cấp chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng và gia đình). (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)
Nội dung cách tiếp cận PSR
OECD đã sử dụng những chỉ tiêu hiện có mà các tổ chức giám sát Môi trường và Phát triển bền vững trên thế giới công bố để nhóm chúng lại thành 14 nhóm vấn đề gồm: Thay đổi khí hậu; Thủng tầng Ozon; Dinh dưỡng tốt; Mưa axit; Ô nhiễm độc hại; Chất lượng môi trường đô thị; Sự đa dạng sinh học; Cảnh quan; Phế thải; Nguồn tài nguyên nước; Nguồn tài nguyên rừng; Nguồn tài nguyên cá; Tình trạng suy thoái đất đai và một nhóm các vấn đề chung.
Nhưng do bản chất liên ngành của sự phát triển bền vững về môi trường, nên cần có sự quan tâm chú ý thích đáng đến áp dụng cách tiếp cận PSR cho các chỉ tiêu kinh tế và xã hội.
Vì vậy, Ngân hàng Thế giới đã sử dụng cách tiếp cận PSR cho các chỉ tiêu và miêu tả môi trường do OECD đề ra và cũng đã sử dụng cách tiếp cận này cho các chỉ tiêu kinh tế xã hội như: "Các chỉ tiêu xã hội của sự phát triển", "Kế hoạch dân số thế giới", "Atlas", "Các chỉ tiêu phát triển Thế giới" và "Các biểu bảng Thế giới" nhằm giám sát sự phát triển bền vững về môi trường, cũng như cho những mối quan tâm rộng hơn của họ trong hoạch định tương lai.
Cách tiếp cận PSR còn có một ý nghĩa thực tế to lớn nữa là làm cho các chyên gia trong các lĩnh vực khác nhau tiến đến sự đồng thuận hơn trong việc lựa chọn chỉ tiêu, xóa bỏ những bất đồng về thói quen, quan điểm góp phần làm hài hòa trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)