|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Các nghiệp vụ thanh toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?

14:43 | 13/12/2019
Chia sẻ
Các nghiệp vụ thanh toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những quan hệ thanh toán giữa đơn vị với Nhà nước, với các tổ chức, cá nhân bên ngoài về quan hệ mua, bán, dịch vụ, vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
future_payment_methods-compressor-1

Hình minh hoạ (Nguồn: digitaloutlook)

Các nghiệp vụ thanh toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Khái niệm

Các nghiệp vụ thanh toán tạm dịch sang tiếng Anh là Payment operations.

Các nghiệp vụ thanh toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những quan hệ thanh toán giữa đơn vị với Nhà nước, với các tổ chức, cá nhân bên ngoài về quan hệ mua, bán, dịch vụ, vật tư, sản phẩm, hàng hóa và các quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên, cấp dưới, với viên chức và các đối tượng khác trong đơn vị.

Các nghiệp vụ thanh toán của đơn vị hành chính sự nghiệp phát sinh trong mối quan hệ giữa đơn vị với các đối tượng bên trong và bên ngoài nhằm giải quyết các quan hệ tài chính liên quan tới quá trình hình thành, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước và kinh phí khác.

Phân loại

Các nghiệp vụ thanh toán nếu được phân loại theo đối tượng thanh toán thì có:

- Các khoản phải thu khách hàng

- Tạm ứng cho cán bộ, nhân viên của đơn vị

- Các khoản phải thanh toán cho người cung cấp

- Phải thanh toán cho công chức, viên chức và đối tượng khác

- Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiêm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải nộp

- Các khoản phải nộp Nhà nước về thuế và lệ phí

- Kinh phí cấp cho cấp dưới

- Thanh toán nội bộ cấp trên và cấp dưới

Xét theo tính chất công nợ phát sinh:

- Thanh toán các khoản phải thu (khách hàng mua, cho vay, thuế giá trị gia tăng khấu trừ, các khoản phải thu khác)

- Thanh toán các khoản phải trả (phải trả người bán, nội bộ, thanh toán các khoản cho Nhà nước, phải nộp theo lương, phải nộp khác)

Nguyên tắc kế toán thanh toán

Để quản tốt các khoản phải thu và nợ phải trả, hạch toán các nghiệp vụ thanh toán cần tôn trọng các qui định sau:

- Mọi khoản thanh toán của đơn vị phải được kế toán chi tiết từng nội dung thanh toán cho từng đối tượng và từng đợt thanh toán.

-  Kế toán phải theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, thu hồi nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn, kinh phí. 

Đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành kỉ luật thanh toán, kỉ luật thu nộp ngân sách, tránh gây tổn thất kinh phí cho Nhà nước.

- Những khách nợ, chủ nợ mà đơn vị có quan hệ giao dịch thanh toán thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn kế toán cần phải lập bảng kê nợ, phải đối chiếu, xác nhận công nợ cho nhau, và có kế hoạch thu hồi hoặc trả nợ kịp thời, tránh tình trạng kê đọng làm tổn thất kinh phí của nhà nước.

- Trường hợp một đối tượng vừa là phải thu, vừa là phải trả, sau khi hai bên đối chiếu, xác nhận nợ có thể lập chứng từ để thanh toán bù trừ.

- Các khoản phải thu và nợ phải trả bằng vàng, bạc, đá quí phải được kế toán chi tiết cho từng khoản con nợ và chủ nợ theo cả hai chiều số lượng và giá trị.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu ôn thi chuyên ngành kế toán, Nội dung ôn thi viên chức 2015, UBND Tỉnh Vĩnh Phúc)

Diệu Nhi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.