|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

2 chiến lược cốt lõi giúp Giao Hàng Nhanh đấu ngang tay Grab trên ‘chiến trường’ giao hàng nhanh

11:20 | 11/12/2018
Chia sẻ
Việc ngay trong những ngày đầu thành lập, Giao Hàng Nhanh đã xác định cho mình 2 chiến lược cốt lõi: công nghệ chính là ADN và phải liên tục xây dựng mô hình công nghệ mới, đã giúp họ có thể đấu ngang tay với “ông lớn” Grab trên thị trường giao hàng nhanh.
2 chien luoc cot loi giup giao hang nhanh dau ngang tay grab tren chien truong giao hang nhanh 113352 Giao hàng nhanh: Đua nhau mở, âm thầm đóng cửa
2 chien luoc cot loi giup giao hang nhanh dau ngang tay grab tren chien truong giao hang nhanh 113352

Giao Hàng Nhanh hiện đứng thứ 2 thị trường giao hàng thương mại điện tử

Sau 3 năm thăm dò thị trường cũng như tập trung xây dựng và tối ưu hóa hệ thống, đầu năm 2017, Grab chính thức nhảy sang mảng kinh doanh khác ngoài vận chuyển hành khách, nhằm nhanh chóng biến Grab thành một hệ sinh thái – siêu ứng dụng tại Việt Nam.

Cụ thể, tháng 3/2017, Grab triển khai dịch vụ giao hàng nhanh – GrabExpress, sau đó là GrabExpress COD – giao hàng nhanh tạm ứng, rồi GrabFood – giao thức ăn nhanh và gần nhất là GrabEcom – giao hành nhanh dành cho thương mại điện tử.

Trong khoảng thời gian gần 19 tháng khi Grab cấp tập tấn công thị trường giao nhận nhanh, không ít doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này đã suy giảm thị phần, trừ Giao Hàng Nhanh.

Theo ông Lương Duy Hoài – CEO của Scommerce - công ty mẹ của Giao Hàng NhanhAhaMove thì "Giao Hàng Nhanh hiện đứng thứ 2 thị trường giao hàng thương mại điện tử còn AhaMove là số 1 ở thị trường giao hàng tức thời".

2 chien luoc cot loi giup giao hang nhanh dau ngang tay grab tren chien truong giao hang nhanh 113352
Ông Lương Duy Hoài – CEO của Scommerce

Bên cạnh đó, mỗi ngày Giao Hàng Nhanh và AhaMove xử lý 250.000 đơn hàng, thu hộ 1 tỷ USD cho các đối tác trong năm 2018, doanh thu năm 2018 đạt 100 triệu USD, gấp đôi năm 2017. Có vẻ như, việc Grab toàn lực tấn công thị trường giao hàng nhanh khiến Giao Hàng Nhanh và AhaMove có thêm động lực để tăng tốc phát triển.

Cũng theo ông Lương Duy Hoài, sở dĩ Giao Hàng Nhanh có thể có tầm vóc như hiện tại, đủ sức đấu tay đôi Grab trên thị trường giao nhận là do ngay tư đầu, Giao Hàng Nhanh đã xác định 2 chiến lược cốt lõi và xuyên suốt cho mình: công nghệ chính là ADN và phải liên tục xây dựng mô hình công nghệ mới.

Quan niệm của các thành viên sáng lập Giao Hàng Nhanh (80% trong đó là dân công nghệ) hết sức đơn giản “logistic là bài toán công nghệ”, ông Lương Duy Hoài khẳng định. Thế nên, ngay từ khi mới thành lập năm 2012, dù ban đầu chỉ có vài chục đơn hàng, chưa cần đến hệ thống, nhưng Giao Hàng Nhanh đã bắt tay xây dựng hệ thống. Bởi tầm nhìn của họ là sẽ trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành logistics trong tương lai.

Với tầm nhìn xa, dù vốn khởi nghiệp chỉ có vài trăm triệu, song ban lãnh đạo Giao Hàng Nhanh đã quyết định chi 50% trong đó để đầu tư vào con người – kỹ sư công nghệ cho mục đích phát triển hệ thống, xây dựng từng bước một. Do có chiến lược rõ ràng, đầu tư công nghệ bài bản, hệ thống quản trị logistics của Giao Hàng Nhanh phát triển đồng bộ và gần như theo kịp được tăng trưởng doanh nghiệp.

“Nếu không đầu tư nghiêm túc vào công nghệ ngay từ đầu, hẳn bây giờ Giao Hàng Nhanh và AhaMove không thể có năng lực “giải” được 3 bài toán công nghệ trong logistics: vận hành quy mô lớn (với 250.000 đơn hàng mỗi ngày cùng 17 bước lưu trữ và 20.000 nhân viên giao nhận), năng lực tích hợp (với 50.000 đối tác/khách hàng) và năng lực tối ưu năng suất (từ 30% đến 50%)”, ông Lương Duy Hoài nhận định.

Và trong từng bước đường phát triển của mình, chưa bao giờ Giao Hàng Nhanh lơ là mảng công nghệ, ngay cả khi họ đang bước đầu gặt hái thành công như trong 2 năm gần đây. Hiện tại, Giao Hàng Nhanh có hơn 100 kỹ sư công nghệ (ngang ngửa Grab) cùng 5 đối tác về phần mềm và mức đầu tư vào công nghệ trong năm 2018 của họ tầm 80 tỷ đồng.

Một điều quan trọng không kém nữa mà Giao Hàng Nhanh luôn nhắc nhở mình: phải liên tục xây dựng mô hình công nghệ mới, AhaMove là một ví dụ tiêu biểu.

Năm 2014, Grab và Uber bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam. Sau khi trải nghiệm dịch vụ này, ông Lương Duy Hoài và đồng sự đã nhận ra ngay rằng: dịch vụ chia sẻ này vô cùng tối ưu và nó sẽ thay đổi cả ngành logistic trong tương lai. Theo đó, hoặc là Giao Hàng Nhanh sẽ phải đầu tư mô hình công nghệ mới này để không thua ngay trên sân nhà trong vài năm sau hoặc ngược lại.

Nói là làm, vị giám đốc trẻ này liền “khăn gói quả mướp” sang Singapore để trải nghiệm dịch vụ giao hàng của Grab tại đây. Trong 2 tuần ở Singapore, ông Lương Duy Hoài chỉ làm đúng 1 việc: đi theo các tài xế Grab để xem cung cách vận hành của dịch vụ này (quy trình giao hàng, hình thức thanh toán) ra sao. AhaMove – mô hình giao hàng tức thời, đã ra đời dựa trên chính chuyến đi thực tế đó.

Với phương châm, chỉ xây những gì chưa có còn những gì thị trường đã có và hữu dụng, Giao Hàng Nhanh sẽ dùng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu và đo lường tính hiệu quả những giải pháp – công cụ có sẵn cũng chẳng đơn giản. Đó chính là nguyên do họ mất tới 1,5 năm để tạo ra AhaMove.

Ví dụ: đầu tiên, họ mua các mã nguồn có sẵn từ các công ty Ấn Độ với ý định rút ngắn thời gian xây dựng hệ thống AhaMove, tuy nhiên, sau khi ‘bẻ’ ra từng mảnh để nghiên cứu, các kỹ sư Giao Hàng Nhanh cảm thấy chúng không liên thông gì với nhau cũng như khó tích hợp cùng Giao Hàng Nhanh, thế là Công ty này đành phải tự mình xây dựng hệ thống AhaMove.

Năm 2016, AhaMove tích hợp với Giao Hàng Nhanh giúp công ty có một hệ thống logistics sở hữu lượng nhân sự dồi dào: 8.000 nhân viên cố định và 15.000 tài xế tự do, giúp giải quyết bài toán lượng hàng hóa thay đổi liên tục trong ngành thương mại điện tử, giải quyết thêm bài toán giao hàng siêu tốc trong ngành giao nhận thức ăn, giúp tối ưu chi phí xã hội.

“Mô hình công nghệ mới phải liên tục thay đổi. Giao Hàng Nhanh chẳng biết năm sau ngành logistics đi đến đâu, chúng tôi chỉ biết rằng: mình phải liên tục đầu tư mới công nghệ thì mới có thể cạnh tranh trong chiến trường khốc liệt này”, ông Lương Duy Hoài kết luận.

Ngoài chiến lược cốt lõi kể trên, ông Lương Duy Hoài còn chia sẻ thêm một kinh nghiệm mà ông rút tỉa ra sau những vấp váp “đau thương” trong suốt 6 năm quản trị Giao Hàng Nhanh: ngành logistics không có công thức chung về công nghệ.

Các doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình đầu tư công nghệ phù hợp theo đặc thù cụ thể: dựa vào mô hình vận hành và kinh doanh, quy mô vận hành, môi trường kinh doanh và đối tác.

Ví dụ: Giao Hàng Nhanh từng tự mình vận hành các server ảo, nhưng sau khi quy mô công ty lớn lên, họ đã không đủ khả năng mở rộng các server này, nên quyết định đi thuê dịch vụ của Google và Amazone. Chúng ta nên tập trung vào việc mình làm tốt nhất!

Hiện Giao Hàng Nhanh và AhaMove có 2 đội vận hành hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu của đội vận hành Giao Hàng Nhanh là làm sao giúp các tài xế của mình ngày mai giao hàng nhiều hơn/hiệu quả hơn hôm nay; còn công việc của đội vận hành AhaMove là ngồi nhìn dữ liệu liên tục, sau đó đưa ra các quyết định tức thời nhằm điều phối hoạt động của các tài xế freelance một cách hiệu quả.

Ở khía cạnh khác, trong tương lai gần, Giao Hàng Nhanh có 2 mục tiêu, ông Lương Duy Hoài cho biết: thứ nhất là tiếp tục tối ưu hóa các hệ thống, thứ hai là nỗ lực huy động vốn để tiếp tục “đánh nhau” với Grab và có thể cả Go-Viet. Đây sẽ là một trận chiến vô cùng khốc liệt!

Xem thêm

Quỳnh Như

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.