|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Phong cách quản trị nhân tài của Steve Jobs: Để trở thành doanh nhân, bạn không cần biết tất cả

21:00 | 15/10/2022
Chia sẻ
Là một trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử công nghệ, không có gì ngạc nhiên khi Jobs nắm giữ bí quyết quản lý đáng giá nhất vào thời của ông. Nhưng liệu lời khuyên "thuê người thông minh" của Jobs có còn đúng đối với xã hội hiện đại?
Bí quyết quản lý nhân tài của Steve Jobs liệu có còn phù hợp với xã hội hiện đại? - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Apple - Steve Jobs. (Ảnh: Getty).

Để trở thành một doanh nhân, bạn không cần biết tất cả

Trên diễn đàn Quora, Javier Cosenza, nhà quản lý tài chính tốt nghiệp trường Đại học cao đẳng Cộng đồng Thế giới Salt Lake Community College (Mỹ) từng viết:

"Một doanh nhân không cần biết tất cả mọi thứ. Điều họ cần làm là tìm và thuê những người có chuyên môn và giỏi hơn họ trong một lĩnh vực cụ thể. Là một doanh nhân, bạn phải là chấp nhận rủi ro, biết cách lên kế hoạch và liên kết chúng. Vì một cá nhân không thể tự mình đảm nhận một lúc nhiều vai trò từ nhà đầu tư, đến luật sư, kế toán và nhà phân tích tài chính...

Vì vậy, doanh nhân nên nắm chắc những kiến thức cơ bản hoặc thành thạo một số kỹ năng nhất định. Sau đó, thuê những người có kinh nghiệm. Bạn có nghĩ rằng Bill Gates biết hết tất cả mọi thứ? Liệu ông ấy có phải là người uyên bác trong ngành luật? Có một nguyên nhân khiến Gates phải trả tiền để thuê luật sư. Đơn giản là vì họ giỏi hơn ông trong vấn đề này."

Theo Tạp chí kinh doanh Forbes, "thuê người thông minh hơn mình" chính là chìa khoá thành công của những nhà lãnh đạo. Thạc sĩ Damon Hayes-Milligan, người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự cho biết, đó chính là một loại hình nghệ thuật và nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong giới kinh doanh.

"Chúng tôi không thuê người thông minh để dạy họ nên làm gì"

Đến cả nhà sáng lập Apple - Steve Jobs, một trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử công nghệ cũng đồng ý với quan điểm trên. Và không có gì ngạc nhiên khi ông nắm giữ một trong những bí quyết đáng giá nhất của ngành quản lý vào thời điểm đó: tuyển dụng người thông minh.

"Chúng tôi không thuê những người thông minh để dạy họ những gì nên làm. Chúng tôi thuê họ để họ cho chúng tôi biết mình phải làm gì." - Steve Jobs.

Và để những người thông minh toàn tâm toàn ý làm việc và công hiến vì công ty và tổ chức, họ phải kiểm soát được cái tôi của chính mình. Tuy nhiên, đó không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng bởi lẽ cái tôi chính là xu hướng tự nhiên và là đặc điểm chung của những chuyên gia.

Một nhà quản lý tài giỏi luôn biết rằng, rắc rối không nằm ở thành tích của những cá nhân nổi trội. Thay vào đó, nó bắt nguồn từ môi trường xung quanh. Và cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là phát huy tối đa tài năng của những người đồng hành. Bởi lẽ, những can thiệp nhỏ nhặt, không đáng có ảnh hưởng đến kết quả công việc. Và trong nhiều trường hợp, khả năng lãnh đạo sẽ được chứng minh qua định hướng chiến lược đúng đắn.

Nhưng thông minh thôi là chưa đủ

Theo một bài viết của tác giả John Brandon trên Inc, lời khuyên của Jobs có thể đúng cách đây 20 - 30 năm. Nhưng liệu nó có còn hiệu quả đối với xã hội hiện đại? Jobs vẫn không sai, ít nhất về việc người thông minh cuối cùng sẽ biết mình nên làm gì. Nhưng hãy thuê những người thông minh và đào tạo họ trở thành một phần của tập thể thay vì đề cao quá mức tiềm năng của họ.

Một vấn đề khác đối với việc tuyển dụng những người thông minh và nhiều kiến thức là họ thường bị ảnh hưởng bởi môi trường học tập và làm việc cũ. Họ luôn có thành kiến và cách làm việc riêng của mình. Tuy nhiên, nếu không thay đổi thì làm thế nào để họ cống hiến hết mình vì công ty?

Vì vậy, những người thực sự thông minh là những người luôn biết cách thích ứng, điều chỉnh dựa trên điều kiện của môi trường làm việc. Nếu trong quá trình làm việc nhóm, họ cứ khăng khăng bảo vệ, thực hiện ý tưởng và kiên quyết sử dụng các chiến lược cũ của mình. Thì rất có thể người đó không thông minh như bạn tưởng.

Thậm chí, ngay cả khi đã được đào tạo để phù hợp với văn hoá và sứ mệnh doanh nghiệp thì những quan điểm cá nhân, chủ quan vẫn luôn ẩn chứa nhiều khiếm khuyết. Do vậy, làm việc nhóm và chia sẻ ý tưởng mới là cách để xây dựng một tập thể thông minh nhất. Và đó là nơi tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển như nhau.

Quỳnh Hoa

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.