GrabMart tăng trưởng gần gấp đôi sau một tuần, thay đổi thói quen dùng tiền mặt của khách hàng
Hôm 23/3, Grab Việt Nam triển khai dịch vụ GrabMart trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến tương đối phức tạp. Chỉ 1 tuần sau khi GrabMart triển khai, Việt Nam đã trải qua đợt giãn cách xã hội kéo dài từ 2 đến 3 tuần tùy vào tình hình dịch ở các tỉnh thành.
GrabMart, với bản chất là dịch vụ "đi siêu thị hộ", giúp người dân không cần ra khỏi nhà vẫn có thể mua sắm những nhu yếu phẩm. Trên thực tế, những hãng xe công nghệ khác cũng đã triển khai dịch vụ đi chợ hộ từ trước đó. Grab nhận thấy những thay đổi rất tích cực về tình hình kinh doanh sau khi GrabMart đã triển khai.
Chỉ sau 1 tuần từ khi Grab triển khai dịch vụ đi chợ hộ, số lượng đơn hàng đã tăng gần đối (91%). Ngày 31/3 (một ngày trước khi cả nước thực thi giãn cách xã hội) là thời điểm đơn hàng GrabMart đạt mức cao nhất khi người dân mua nhiều nhu yếu phẩm để chuẩn bị cho những ngày "ở nhà".
GrabMart cũng đang giúp người dân thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt. Theo thống kê của Grab, với dịch vụ giao đồ ăn GrabFood, chỉ 43% số đơn hàng được thanh toán bằng tiền mặt (qua ví điện tử Moca). Song với các đơn hàng GrabMart, tỉ lệ tăng vọt lên 70%.
Về phía khách hàng, cuối tuần là khoảng thời gian người dùng đặt GrabMart nhiều nhất. Grab thống kê 3 khung thời gian với lượng đơn hàng GrabMart tăng vọt: 16h chiều thứ ba, 10h sáng thứ bảy và 15h chiều thứ bảy.
Các mặt hàng phổ biến trên GrabMart đều thuộc nhóm thực phẩm. 5 sản phẩm mà người tiêu dùng đặt nhiều nhất lần lượt là sữa, mì ăn liền, sữa đậu nành, nước soda và xúc xích heo.