|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Italy tháng 12/2020: Cả năm thặng dư 1,6 tỷ USD

09:14 | 31/01/2021
Chia sẻ
Trong tháng 12, Việt Nam xuất khẩu sang Italy 283 triệu USD hàng hóa, đồng thời nhập khẩu 164,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gần gấp đôi so với nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam và Italy tháng 12/2020: Cả năm kim ngạch thặng dư 1,6 tỷ USD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất siêu sang Italy gần 118,7 triệu USD trong tháng 12/2020.

Trong đó, nước ta xuất khẩu 283 triệu USD hàng hóa, đồng thời nhập khẩu 164,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gần gấp đôi so với nhập khẩu. 

Tổng kim ngạch hai chiều đạt 447,2 triệu USD.

Cả năm 2020, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Italy trên 1,6 tỷ USD. Trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,1 tỷ USD và nhập khẩu 1,5 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Italy tháng 12/2020: Cả năm kim ngạch thặng dư 1,6 tỷ USD - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Ba mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Italy có kim ngạch tăng trưởng đáng kể so với tháng 11 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 351%; hạt tiêu tăng 231%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 137%.

Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, kim ngạch trên 42,9 triệu USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Italy trong năm 2020 đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 84% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng các loại. Cụ thể, có 7 nhóm hàng đạt trị giá trên 200 triệu USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Italy tháng 12/2020: Cả năm kim ngạch thặng dư 1,6 tỷ USD - Ảnh 3.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Italy tháng 12/2020 và cả năm 2020

Mặt hàng chủ yếuXuất khẩu tháng 12/2020Cả năm 2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)So với tháng 11/2020 (%)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng282.963.3188 3.117.383.127
Điện thoại các loại và linh kiện 42.920.157-35 981.917.811
Giày dép các loại 32.833.99438 245.337.448
Phương tiện vận tải và phụ tùng 28.473.617137 200.164.264
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 25.903.607-8 266.972.076
Hàng dệt, may 24.844.97018 238.211.475
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 22.196.043351 230.598.047
Sắt thép các loại35.62322.090.919-399.22877.612.618
Hàng hóa khác 20.081.24737 201.181.086
Cà phê9.35415.909.03330141.535224.152.609
Hàng thủy sản 9.673.01267 90.917.228
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 6.720.907-12 66.536.493
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 3.849.43214 34.997.652
Hóa chất 3.623.90373 21.033.760
Gỗ và sản phẩm gỗ 3.560.80430 22.391.019
Hạt điều6453.375.079-108.15841.710.593
Sản phẩm từ sắt thép 3.080.25534 31.476.394
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 2.722.57055 20.419.173
Sản phẩm từ cao su 2.476.25825 20.990.559
Cao su1.1751.922.802649.65313.640.551
Sản phẩm từ chất dẻo 1.563.98729 14.339.458
Hàng rau quả 1.425.587-30 11.959.437
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 1.127.316-31 10.122.344
Chất dẻo nguyên liệu1.254913.727-5436.50927.282.097
Xơ, sợi dệt các loại280876.460223.23212.278.837
Sản phẩm gốm, sứ 543.730-38 8.936.555
Hạt tiêu79253.9002318742.203.544

Ba nhóm hàng nhập khẩu chính của nước ta từ Italy, kim ngạch đều trên 20 triệu USD là: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; dược phẩm; nguyên phụ liệu dệt, mayda, giày.

Chất dẻonguyên liệu là mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất, cụ thể tăng 245% so với tháng trước đó.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Italy trong năm 2020 đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 76% tổng trị giá nhập khẩu các mặt hàng. 

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Italy tháng 12/2020: Cả năm kim ngạch thặng dư 1,6 tỷ USD - Ảnh 5.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Italy tháng 12/2020 và cả năm 2020

Mặt hàng chủ yếuNhập khẩu tháng 12/2020Cả năm 2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)So với tháng 11/2020 (%)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng164.283.27933 1.511.124.034
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 46.468.43056 455.352.995
Hàng hóa khác 29.551.0292 279.967.972
Dược phẩm 28.759.95063 198.714.254
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 21.023.45918 208.852.411
Vải các loại 8.545.45610 87.333.186
Sản phẩm hóa chất 6.800.18238 63.456.327
Sản phẩm từ sắt thép 4.219.86826 44.577.004
Chất dẻo nguyên liệu1.1594.063.7562457.20821.662.152
Hóa chất 2.996.35947 21.946.070
Sản phẩm từ chất dẻo 1.821.131-2 19.713.492
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1.751.88287 20.410.439
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 1.727.79218 13.303.528
Hàng điện gia dụng và linh kiện 1.332.27387 7.498.388
Sản phẩm từ cao su 1.129.76464 10.477.190
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.072.0109 15.825.072
Gỗ và sản phẩm gỗ 1.038.006-40 15.149.994
Giấy các loại365924.14112911.14410.313.157
Linh kiện, phụ tùng ô tô 524.00510 4.119.302
Nguyên phụ liệu dược phẩm 323.330-41 5.730.550
Kim loại thường khác47174.671-636763.380.169
Sắt thép các loại2935.784 3.0222.953.391
Nguyên phụ liệu thuốc lá    386.992

Phùng Nguyệt

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.