|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Đức tháng 12/2020: Nhập khẩu kim loại thường khác tăng mạnh

19:48 | 27/01/2021
Chia sẻ
Tính riêng tháng 12/2020, Việt Nam xuất siêu sang Đức hơn 259,4 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gần gấp đôi so với nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam và Đức tháng 12/2020: Nhập khẩu kim loại thường khác tăng mạnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: grameen-bank)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2020 Việt Nam xuất siêu sang thị trường Đức hơn 259,4 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu gần gấp đôi so với nhập khẩu.

Cụ thể, nước ta xuất khẩu hàng hóa sang Đức hơn 591,8 triệu USD, đồng thời nhập về 332,4 triệu USD.

Trong năm 2020, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Đức đạt 3,3 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước gần chạm ngưỡng 10 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Đức tháng 12/2020: Nhập khẩu kim loại thường khác tăng mạnh - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

5 mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch mạnh mẽ, đều tăng trên 100% so với tháng 11 là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 840%; sản phẩm từ sắt thép tăng 186%; hạt điều tăng 125%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 117%; cà phê tăng 104%.

Giày dép các loại là nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, kim ngạch đạt 108,7 triệu USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Đức trong năm 2020 đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 79% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng các loại. Trong đó, có duy nhất nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt trên 1 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Đức tháng 12/2020: Nhập khẩu kim loại thường khác tăng mạnh - Ảnh 3.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Đức tháng 12/2020 và năm 2020

Mặt hàng chủ yếuXuất khẩu tháng 12/2020Năm 2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)So với tháng 11/2020 (%)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng591.835.03913 6.644.047.772
Giày dép các loại 108.688.61527 891.232.360
Hàng dệt, may 77.637.52916 761.575.151
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 63.660.399-5 656.065.007
Hàng hóa khác 61.247.58319 609.478.397
Điện thoại các loại và linh kiện 56.994.465-27 1.468.508.287
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 46.313.268840 528.219.234
Cà phê18.35931.217.012104223.581350.409.667
Sản phẩm từ sắt thép 18.514.715186 131.259.963
Hàng thủy sản 16.710.45242 180.858.824
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 16.246.26928 168.552.745
Gỗ và sản phẩm gỗ 14.293.46550 118.206.861
Phương tiện vận tải và phụ tùng 14.015.905-45 130.921.141
Sản phẩm từ chất dẻo 12.858.51826 137.313.146
Hạt điều1.89311.441.64012519.618126.923.127
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 7.714.93015 117.652.057
Cao su3.6966.446.3336423.47435.125.734
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 4.984.625117 27.183.705
Sản phẩm từ cao su 4.853.24635 36.816.246
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 4.445.13837 37.063.655
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 2.911.09224 25.644.563
Sản phẩm gốm, sứ 2.529.77829 15.023.800
Kim loại thường khác và sản phẩm 2.446.70357 17.551.926
Hạt tiêu6092.008.311-1510.81030.511.623
Hàng rau quả 1.566.12755 19.911.982
Sản phẩm hóa chất 1.039.40492 7.634.436
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 337.438-27 3.159.748
Giấy và các sản phẩm từ giấy 323.92825 4.762.249
Sắt thép các loại243306.922353.0403.971.854
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 58.787-81 1.841.069
Chè422.441-77132669.215

Những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Đức, kim ngạch đều trên 10 triệu USD là: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; dược phẩm; sản phẩm hóa chất; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng mạnh nhất là kim loại thường khác, cụ thể tăng 330% so với tháng trước đó.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Đức trong năm 2020 đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 79% tổng trị giá nhập khẩu các mặt hàng. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, hơn 1,5 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Đức tháng 12/2020: Nhập khẩu kim loại thường khác tăng mạnh - Ảnh 5.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Đức tháng 12/2020 và năm 2020

Mặt hàng chủ yếuNhập khẩu tháng 12/2020Năm 2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)So với tháng 11/2020 (%)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng332.411.99815 3.347.534.685
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 157.050.60812 1.526.457.030
Dược phẩm 44.386.57473 401.644.616
Hàng hóa khác 20.157.6732 246.864.627
Sản phẩm hóa chất 19.327.17425 198.625.833
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 14.417.65223 83.560.428
Chất dẻo nguyên liệu1.5848.028.1776323.065117.806.296
Sản phẩm từ sắt thép 6.805.9047 68.826.229
Sản phẩm từ chất dẻo 6.645.00440 68.442.730
Hóa chất 6.526.16627 80.303.914
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 5.388.50958 51.862.659
Ô tô nguyên chiếc các loại674.243.7505198654.729.266
Linh kiện, phụ tùng ô tô 3.880.304123 52.380.152
Sữa và sản phẩm sữa 3.741.09116 42.042.710
Gỗ và sản phẩm gỗ 3.660.00313 49.321.249
Sắt thép các loại1.0713.337.1832810.21325.994.293
Sản phẩm từ cao su 3.104.65544 23.256.087
Vải các loại 2.977.27159 30.530.873
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 2.496.78226 32.136.429
Dây điện và dây cáp điện 1.945.334-64 13.131.696
Chế phẩm thực phẩm khác 1.726.25357 14.769.570
Sản phẩm từ kim loại thường khác 1.639.73921 15.243.482
Cao su8851.505.617864.1418.387.827
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 1.471.236-88 50.477.141
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1.400.78147 6.340.717
Kim loại thường khác1401.238.0033301.57211.585.182
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 1.023.052-20 11.609.057
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 968.91764 10.012.438
Giấy các loại594888.62664.5769.825.704
Sản phẩm khác từ dầu mỏ 861.96719 10.642.065
Sản phẩm từ giấy 674.615104 6.590.981
Nguyên phụ liệu dược phẩm 323.83379 7.536.842
Quặng và khoáng sản khác420309.3881456.2873.746.351
Phân bón các loại362260.158-6836.72712.535.970
Nguyên phụ liệu thuốc lá   314.242

Phùng Nguyệt

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.