|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

WHO: COVID-19 còn lâu mới chấm dứt tại châu Á - Thái Bình Dương, các nước không nên mất cảnh giác

15:05 | 31/03/2020
Chia sẻ
Reuters dẫn lời một quan chức WHO hôm 31/3 cho hay đại dịch COVID-19 "còn lâu mới chấm dứt" tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các biện pháp kiểm soát dịch hiện tại chủ yếu là đang giúp chính phủ các nước có thêm thời gian chuẩn bị cho kịch bản lây nhiễm cộng đồng qui mô lớn.

Ông Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo rằng ngay cả với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện tại, nguy cơ lây nhiễm trong khu vực sẽ không biến mất chừng nào đại dịch còn tiếp diễn.

Đại dịch COVID-19 lần đầu bùng phát tại tâm dịch Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Tính đến nay, toàn thế giới hiện ghi nhận hơn 770.000 ca nhiễm và hơn 37.800 ca tử vong. Trong đó, Mỹ, Italy và Tây Ban Nha đều đã vượt qua Trung Quốc đại lục về số ca dương tính với COVID-19.

WHO: Đại dịch COVID-19 chưa chấm dứt tại châu Á - Thái Bình Dương, các nước không nên mất cảnh giác - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 chưa chấm dứt ở châu Á - Thái Bình Dương. WHO cảnh báo các nước/vùng lãnh thổ không nên mất cảnh giác. (Ảnh: Reuters)

"Tôi xin được nói rõ rằng đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây sẽ là một cuộc chiến dai dẳng và chúng ta không nên mất cảnh giác", ông Kasai cho hay trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến.

"Chúng tôi cần mọi quốc gia/vùng lãnh thổ trong khu vực phải tiếp tục chuẩn bị cho kịch bản lây nhiễm cộng đồng qui mô lớn", ông Kasai nói thêm.

Theo giám đốc Kasai, các quốc gia có nguồn lực hạn chế chính là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là các quốc đảo Thái Bình Dương khi họ buộc phải gửi mẫu bệnh phẩm đến nước khác để tiến hành xét nghiệm và các lệnh hạn chế nhập cảnh khiến quá trình đó trở nên khó khăn hơn.

Ông Takeshi Kasai cảnh báo, dù một số quốc gia/vùng lãnh thổ ngày càng ghi nhận ít ca nhiễm mới hơn thì họ cũng không nên mất cảnh giác, nếu không dịch bệnh sẽ leo thang trở lại.

Cố vấn kĩ thuật Matthew Griffith của WHO cho biết cơ quan này cho rằng không có bất kì nước nào có thể "bình an vô sự" vì COVID-19 cuối cùng sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi.

"Dù các quốc gia/vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thành công bước đầu trong việc san phẳng đường cong đại dịch, COVID-19 vẫn tiếp tục lây lan đến những địa điểm mới và các ca bệnh nhập khẩu vẫn là một mối lo ngại lớn", ông Griffith nói, đồng thời chỉ ra một số ca nhiễm tại Singapore và Hàn Quốc là người trở về từ nước ngoài.

Điểm nóng về dịch COVID-19 hiện đang là châu Âu, tuy nhiên tình thế có thể xoay chiều, ông Griffith nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.