|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vòng xoáy tiền lương-giá cả (Wage-Price Spiral) là gì?

21:28 | 05/05/2020
Chia sẻ
Vòng xoáy tiền lương-giá cả (tiếng Anh: Wage-Price Spiral) là một thuật ngữ kinh tế mô tả hiện tượng tăng giá do mức lương cao hơn.
Vòng xoáy tiền lương-giá cả (Wage-Price Spiral) là gì? - Ảnh 1.

Vòng xoáy tiền lương-giá cả

Khái niệm

Vòng xoáy tiền lương-giá cả trong tiếng Anh là Wage-Price Spiral.

Vòng xoáy tiền lương-giá cả là một lí thuyết kinh tế vĩ mô được sử dụng để giải thích mối quan hệ nhân quả giữa tiền lương tăng và giá cả tăng, hoặc lạm phát. 

Vòng xoáy tiền lương-giá cả cho thấy tiền lương tăng làm thu nhập khả dụng tăng lên, từ đó nhu cầu về hàng hóa cũng tăng lên và khiến giá cả tăng theo. Giá cả tăng lại làm tăng nhu cầu về tiền lương cao hơn, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn và áp lực tăng giá hơn nữa. Như vậy, những mối quan hệ này đã tạo ra khái niệm vòng xoáy. 

Vòng xoáy tiền lương-giá cả và lạm phát

Vòng xoáy tiền lương-giá cả là một thuật ngữ kinh tế mô tả hiện tượng tăng giá do mức lương cao hơn. Khi người lao động nhận được một mức lương cao hơn, họ sẽ có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn và chính điều này khiến giá cả tăng lên.

Việc tăng lương có kết quả làm tăng chi phí kinh doanh tổng thể, và điều này sẽ chuyển sang người tiêu dùng dưới dạng giá cả cao hơn. Nó thực chất là một vòng lặp hoặc chu kì vĩnh viễn của sự tăng giá nhất quán. Vòng xoáy tiền lương-giá cả phản ánh nguyên nhân và hậu quả của lạm phát, và do đó, nó là đặc điểm của lí thuyết kinh tế Keynes.

Nó còn được coi là nguồn gốc của lạm phát do chi phí đẩy. Một nguyên nhân khác của lạm phát là lạm phát do cầu kéo, mà các nhà lí luận tiền tệ tin rằng nó bắt nguồn từ cung tiền. 

Một vòng xoáy tiền lương-giá cả bắt đầu như thế nào?

Vòng xoáy tiền lương-giá cả xảy ra bởi ảnh hưởng của cung và cầu đối với giá cả tổng thể. Những người có thu nhập nhiều hơn chi phí sinh hoạt sẽ chọn sự kết hợp phân bổ giữa tiết kiệm và chi tiêu tiêu dùng. Khi tiền lương tăng, xu hướng của người tiêu dùng là cả tiết kiệm và chi tiêu. 

Chẳng hạn, nếu mức lương tối thiểu của một nền kinh tế tăng, nó sẽ khiến người tiêu dùng trong nền kinh tế đó mua nhiều sản phẩm hơn, điều này sẽ làm tăng cầu. Sự gia tăng của tổng cầu và gánh nặng tăng lương khiến cho các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm và dịch vụ. Mặc dù tiền lương cao hơn, việc tăng giá khiến người lao động vẫn muốn yêu cầu mức lương cao hơn. Nếu mức lương cao hơn được đáp ứng, một vòng xoáy mà giá cả sau đó sẽ tăng, có thể xảy ra. Và chu kì cứ lặp lại cho đến khi mức lương không thể được đáp ứng nữa. 

Chính phủ và các nền kinh tế ủng hộ sự lạm phát ổn định hoặc tăng giá. Một vòng xoáy tiền lương-giá cả thường khiến cho lạm phát cao hơn mức lí tưởng. Chính phủ có lựa chọn ngăn chặn môi trường lạm phát này thông qua chính sách tiền tệ hoặc các hành động của Cục dự trữ Liên bang (đối với Mỹ). Ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể sử dụng chính sách tiền tệlãi suất, dự trữ bắt buộc hoặc nghiệp vụ thị trường mở, để kiềm chế vòng xoay tiền lương-giá cả. 

(Theo Investopedia)

Ích Y

Bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, GTVT, Tổng Thư ký Quốc hội
Chiều 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Lê Quang Tùng, giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.