|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vốn hiểu biết (Knowledge Capital) là gì? Công ty sử dụng vốn hiểu biết như thế nào?

17:45 | 03/06/2020
Chia sẻ
Vốn hiểu biết (tiếng Anh: Knowledge Capital) là giá trị vô hình của một tổ chức được tạo thành từ kiến thức, mối quan hệ, công nghệ được học, qui trình và những sáng kiến.
Vốn hiểu biết (Knowledge Capital) là gì? Công ty sử dụng vốn hiểu biết như thế nào? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: SUPERSTATION)

Vốn hiểu biết

Khái niệm

Vốn hiểu biết trong tiếng Anh là Knowledge Capital.

Vốn hiểu biết là giá trị vô hình của một tổ chức được tạo thành từ kiến thức, mối quan hệ, công nghệ được học, qui trình và những sáng kiến. Nói cách khác, vốn hiểu biết là toàn bộ kiến thức mà một tổ chức sở hữu. 

Sở hữu những nhân viên có kĩ năng và có thể tiếp cận vốn hiểu biết sẽ giúp một công ty có lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Vốn hiểu biết, đôi khi được gọi là vốn tri thức (intellectual capital), được coi là một tài sản vô hình. 

Thay vì dựa vào vai trò vật chất của máy móc và các thiết bị khác, vốn hiểu biết của công ty phụ thuộc vào kĩ năng và tài năng của lực lượng lao động. Đây là những điều khiến nó trở thành một tài sản vô hình với giá trị vô hình hoặc tài sản mà chúng ta không thể chạm vào và không thể đo lường được giá trị. 

Lợi thế của vốn hiểu biết

Vốn hiểu biết là bất cứ thứ gì có giá trị xuất phát từ kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức và học tập của một người trong tổ chức. Vốn này có giá trị không thể đo lường và định lượng được. Như vậy, nó mang lại cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của nó. 

Vốn hiểu biết không giống như các yếu tố sản xuất vật lí như đất, lao động và tiền vốn, vì nó dựa trên các kĩ năng mà nhân viên chia sẻ với nhau để cải thiện môt cách hiệu quả hơn là các yếu tố vật chất.

Các tổ chức có vốn hiểu biết cao có thể có lợi nhuận hoặc năng suất cao hơn so với các tổ chức có vốn hiểu biết thấp hơn. Các doanh nghiệp phát triển vốn hiểu biết bằng cách khuyến khích nhân viên chia sẻ thông tin trông qua sách trắng, hội thảo và giao tiếp giữa người với người. Khi số vốn này được gộp lại và chia sẻ, kết quả có thể có giá trị rất lớn. 

Vốn kiến thức rất quan trọng vì nó làm giảm tỉ lệ mà một công ty phải thực hiện những điều lặp đi lặp lại mỗi khi một qui trình cụ thể được thực hiện. Điều này là do nhân viên của họ có quyền tiếp cận với các tài liệu chi tiết về các bước cần thiết, cùng với quyền tiếp cận, học hỏi các cá nhân đã từng thực hiện các hoạt động tương tự. Mặc dù đây có thể không phải là một tài sản vật chất, vốn hiểu biết vẫn đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư. 

Thành phần vốn hiểu biết

Vốn hiểu biết có ba thành phần chính:

- Vốn nhân lực: Những nhân viên sử dụng tài năng, kĩ năng và chuyên môn của họ để đóng góp cho tổ chức. Vốn nhân lực chỉ được sở hữu bởi các cá nhân, nhưng có thể được khai thác bởi một tổ chức. Nhưng nó không thuộc sở hữu tuyệt đối. Bởi vốn nhân lực có thể mất đi khi một nhân viên nghỉ việc để tìm đến một tổ chức chất lượng hơn. Đó là nơi có thể tập trung và giữ chân những người lao động có sáng tạo và nhiều sáng kiến, cũng như hướng tới việc tạo ra một môi trường, nơi mà trí tuệ đó có thể được dạy và học. 

- Vốn quan hệ: Mối quan hệ giữa đồng nghiệp cũng như mối quan hệ giữa nhân viên và nhà cung cấp, khách hàng, đối tác và cộng tác viên. Vốn quan hệ cũng bao gồm đặc quyền kinh doanh, giấy phép và nhãn hiệu vì chúng chỉ có giá trị trong bối cảnh mối quan hệ họ có với khách hàng. 

- Vốn cấu trúc: Vốn phi vật chất được sở hữu bởi một tổ chức, ví dụ như các qui trình, phương pháp và kĩ thuật, cho phép nó hoạt động và cho phép nó tận dụng các khả năng của mình. Vốn cấu trúc có thể bao gồm sở hữu trí tuệ như cơ sở dữ liệu, mã, bằng sáng chế, qui trình độc quyền, nhãn hiệu, phần mềm,...

Sử dụng vốn hiểu biết

Để thành công, các doanh nghiệp phải khai thác hiệu quả tiềm năng vốn hiểu biết của mình. Điều này đòi hỏi cấp trên phải nhận thức được và hướng tới quản trị tri thức một cách hiệu quả. 

Một lời khuyên quan trọng khác cho các công ty lưu tâm đến vốn hiểu biết của họ: đó là mộ tài sản cần đầu tư liên tục cả về tiền bạc lẫn thời gian, bởi vì, giống như mọi điều khác, vốn hiểu biết sẽ dễ mai một và không hữu hạn. Mọi người cần có cơ hội liên tục cải thiện và nâng cấp các kx năng của mình. Công ty càng đầu tư vào vốn hiểu biết thì càng nắm giữ được nhiều giá trị. 

Bằng cách tiếp tục đầu tư vào vốn hiểu biết, các công ty có thể mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tạo ra các mô hình kinh doanh mới, tăng lượng bằng sáng chế và thiết kế của họ, và tiếp tục đổi mới.

(Theo Investopedia)

Ích Y