|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Volatility trong chứng khoán là gì?

22:08 | 06/05/2020
Chia sẻ
Volatility là thước đo thống kê về độ phân tán của các khoản thu hồi của một chỉ số thị trường hoặc chứng khoán nhất định.
Volatility trong chứng khoán là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Catanacapital)

Volatility

Khái niệm

Volatility trong tiếng Việt tạm dịch là độ biến động.

Volatility là thước đo thống kê về độ phân tán (dispersion) của các khoản thu hồi của một chỉ số thị trường (market index) hoặc chứng khoán nhất định.

Trong hầu hết các trường hợp, chứng khoán có độ biến động càng cao, rủi ro càng nhiều. Độ biến động thường được đo bằng độ lệch chuẩn (standard deviation) hoặc phương sai (variance) giữa các lợi nhuận từ các loại chứng khoán hay chỉ số thị trường tương tự.

Trong thị trường chứng khoán, sự biến động thường liên quan đến sự dao động lớn theo một trong hai hướng. Ví dụ, khi thị trường chứng khoán tăng và giảm hơn một phần trăm duy trì trong một khoảng thời gian, nó được gọi là thị trường "không ổn định". 

Độ biến động của một tài sản là một yếu tố quan trọng khi định giá hợp đồng quyền chọn (options contract).

Giải thích về độ biến động 

Độ biến động thường liên quan đến mức độ không chắc chắn hoặc rủi ro liên quan đến qui mô thay đổi trong giá trị của chứng khoán. Độ biến động càng cao có nghĩa là giá trị của chứng khoán có thể rải ra trên một phạm vi giá trị rộng hơn. 

Điều này có nghĩa là giá của chứng khoán có thể thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn theo một trong hai hướng. Trong trường hợp độ biến động thấp hơn thì giá của chứng khoán không biến động mạnh và có xu hướng ổn định hơn. 

Một cách để đo lường sự biến đổi của một tài sản là định lượng lợi nhuận hàng ngày của tài sản. Biến động trong quá khứ (Historical Volatility) dựa trên giá trong quá khứ và thể hiện mức độ biến động trong lợi nhuận của một tài sản. Con số này không có đơn vị và được biểu thị bằng phần trăm. 

Mặc dù phương sai nắm bắt được sự phân tán của lợi nhuận xung quanh giá trị trung bình của một tài sản nói chung, độ biến động là thước đo của phương sai đó bị ràng buộc bởi một khoảng thời gian cụ thể. 

Do đó, có thể báo cáo biến động hàng ngày, biến động hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Và sẽ rất hữu ích khi coi độ biến động như là độ lệch chuẩn (standard deviation) hàng năm: Độ biến động = phương sai hàng năm.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Tuyết Nhi