Việt Nam mục tiêu sản lượng cá rô phi 400.000 tấn vào năm 2030
Xuất khẩu cá rô phi Việt Nam dự báo tăng mạnh thời gian tới
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), ngày 4/4, tại TP Hòa Bình, UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức "Diễn đàn ứng dụng KHCN trong nuôi cá rô phi quy mô hàng hóa.
Bộ NN&PTNT cho hay , cả nước hiện có trên 250 cơ sở sản xuất – kinh doanh giống cá rô phi, trong đó có 50 cơ sở nuôi giữ cá bố mẹ với khoảng trên 1 triệu cá thể.
Năm 2018, sản xuất trên 1,2 tỉ cá rô phi bột, trên 500 triệu con giống, đáp ứng khoảng 75% nhu cầu nuôi trồng. Diện tích nuôi cá rô phi thương phẩm đạt khoảng 30.000 ha và trên 1,2 triệu m3 lồng nuôi, phát triển mạnh tại các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Năm qua, sản lượng đạt 255.000 tấn, tăng 1,1% so với năm 2017.
Cá rô phi là đối tượng ăn tạp, dễ nuôi, ít dịch bệnh, thịt thơm ngon (là loại cá thịt trắng có thể xuất khẩu), có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng. Cá rô phi được di giống, thuần hoá và trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở các vùng nước khác nhau trên 63 tỉnh thành của cả nước.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2015, diện tích nuôi rô phi cả nước đạt 21.000 ha; sản lượng 150.000 tấn, trong đó đã xuất khẩu đi 60 nước, kim ngạch xuất khẩu trên 36 triệu USD (nguồn VASEP).
Năm 2017, xuất khẩu 45 triệu USD sang 68 thị trường (chủ yếu EU và Mỹ), tăng 32% so với năm 2016 và sẽ tăng mạnh trong những thời gian tới nếu cá rô phi của Việt Nam được sản xuất với giá thành thấp, an toàn thực phẩm.
Mục tiêu sản lượng cá rô phi 400.000 tấn vào năm 2030
Tại diễn đàn, Tổng cục Thủy sản định hướng phát triển cá rô phi ở Việt Nam thành ngành hàng sản phẩm chủ lực sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, có sức cạnh tranh cao. Hình thành các vùng nguyên liệu lớn ở các hồ chứa, vùng nuôi tập trung (nuôi lồng ở sông và hồ chứa, thâm canh ở đồng bằng) gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững ngành hàng đến năm 2030, vùng nuôi đạt 40.000 ha, 1,8 triệu m3 lồng, sản lượng đạt 400.000 tấn.
Ngoài ra, Tổng cục Thủy sản còn đưa ra các giải pháp phát triển về khoa học công nghệ như cải thiện chất lượng giống; cải thiện tăng trưởng, ATTP; công nghệ nuôi lồng, biofloc, sông trong ao; phòng trị dịch bệnh; giám sát môi truồng, truy xuất nguồn gốc.
Về tổ chức sản xuất như hình thành khu công nghiệp, dịch vụ gắn với vùng nuôi; liên kết chuỗi giá trị; Phát triển thị trường xuất khẩu tại Mỹ, Canada, Trung Đông, Đông Nam Á, châu Âu; duy trì và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/