|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trò chơi độc tài (Dictator game) là gì? Mối liên hệ giữa trò chơi độc tài và trò chơi tối hậu

11:00 | 25/11/2019
Chia sẻ
Trò chơi độc tài (tiếng Anh: Dictator game) là một thử nghiệm trong đó người chơi đầu tiên (người đề nghị) quyết định sẽ phân chia số tiền nhận được như thế nào và người chơi thứ hai (người đáp trả) đóng vai trò bị động.
(Ultimatum game) (1)

Hình minh họa

Trò chơi độc tài (Dictator game)

Định nghĩa

Trò chơi độc tài trong tiếng Anh là Dictator game

Trong trò chơi độc tài, nhà độc tài sẽ quyết định sẽ chia bao nhiêu cho người chơi thứ hai (người chơi còn lại) trong tổng số tiền ban đầu.

Lí thuyết kinh tế dự đoán rằng nhà độc tài sẽ luôn đưa ra lựa chọn tư lợi. Tuy nhiên, các thí nghiệm hành vi đã chỉ ra rằng hành vi ích kỉ (hành vi tư lợi) hoàn toàn là ngoại lệ chứ không phải là qui tắc do nhiều người hành xử một cách vị tha.

Mô tả trò chơi độc tài

Một nửa số người tham gia cuộc thử nghiệm đang trong phòng A và một nửa khác đang trong phòng B. Mỗi người tham gia trong phòng A sẽ được kết hợp ngẫu nhiên với một ai đó trong phòng B. Không ai biết người bắt cặp với mình là ai.

Những người tham gia tại phòng A (gọi là người đề nghị) được cho 10$ và có cơ hội chia cho người được chọn ngẫu nhiên tại phòng B (người đáp trả) một phần của 10$.

Những người tham gia tại phòng A có thể gửi số tiền bất kì từ 0$, 1$, 2$, 3$, 4$, 5$, 6$, 7$, 8$, 9$ hay 10$. Đề xuất phân chia của người A sẽ là kết quả cuối cùng.

Nếu bạn là một người đề nghị tại phòng A. Bạn sẽ gửi cho người tham gia bắt cặp với bạn tại phòng B bao nhiêu? Hãy nhớ rằng bạn có thể gửi số tiền bất kì từ 0$ đến 10$. Nếu bạn gửi đi x$, bạn sẽ giữ lại (10 - x)$.

Tại sao gọi là trò chơi độc tài?

Sở dĩ trò chơi được mô tả bên trên được gọi là trò chơi độc tài vì những người trong phòng B không được quyền quyết định. Có vẻ như rõ ràng rằng những người đề nghị không nên gửi gì cả trừ khi anh ta quan tâm đến sự công bằng. Hãy nhớ rằng danh tính của những người chơi được bảo mật để danh tiếng của họ không đóng vai trò gì cả.

Mối liên hệ giữa trò chơi độc tài và trò chơi tối hậu

Hình 11.1 minh họa những kết quả tiêu biểu và so sánh giữa trò chơi độc tài và trò chơi tối hậu. Số tiền đưa cho người đề nghị trong trò chơi cụ thể này là 5$, không giống như trò chơi được mô tả trước với số tiền 10$.

Trục hoành trong hình cho thấy số tiền bằng đô la đã gửi cho người đáp trả/người nhận, và trục tung cho thấy tỉ lệ phần trăm số lời đề nghị tại mỗi số tiền.

Nếu như công bằng là yếu tố duy nhất chi phối hành xử của người quyết định trong trò chơi tối hậu, thì các phân phối sẽ giống nhau. Hình minh họa cho thấy trường hợp này không xảy ra.

Phân phối những lời đề nghị cho trò chơi tối hậu rõ ràng lệch về bên phải hơn so với phân phối trong trò chơi độc tài.

Những người tham gia trong trò chơi tối hậu thư thì hào phóng hơn. Trong trò chơi độc tài, 36% người chơi không chia gì cả, trong khi trong trò chơi tối hậu, tất cả người chơi đều đưa ra đề nghị dương.

78202268_444809866233773_3344549483605131264_n

Nguồn: Tài chính hành vi, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Trong khi những kết quả của trò chơi độc tài chỉ ra rằng một mình sự công bằng không chi phối tính hào phóng như ta quan sát thấy trong trò chơi tối hậu, chúng ta tiếp tục kết luận rằng có nhiều người coi trọng sự công bằng.

Trò chơi độc tài có thể được dùng để đo lường lòng vị tha thuần túy.

(Tài liệu tham khảo: Dictator game, Tutor2u; Tài chính hành vi, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

Minh Lan