Tính phi kinh tế do qui mô (Diseconomies of Scale) là gì?
Hình minh họa. Nguồn: Investopedia
Tính phi kinh tế do qui mô (Diseconomies of Scale)
Khái niệm
Tính phi kinh tế do qui mô trong tiếng Anh là Diseconomies of Scale.
Tính phi kinh tế do qui mô là một trường hợp xảy ra khi một công ty phát triển lớn đến mức chi phí trên mỗi đơn vị tăng lên khi sản lượng tăng. Lúc này, lợi thế về qui mô kinh tế không còn tác dụng với doanh nghiệp.
Nguyên nhân
Các yếu tố có thể dẫn đến tính phi kinh tế do qui mô, sự thiếu hiệu quả và chi phí tăng khi một công ty tăng qui mô bao gồm:
- Công ty trở nên lớn đến mức không thể quản lí đúng cách
- Chồng chéo và trùng lặp các chức năng kinh doanh và dòng sản phẩm
- Giá của các yếu tố sản xuất tăng cao hơn vì những hạn chế về nguồn cung khi mua với số lượng lớn
So sánh lợi thế kinh tế nhờ qui mô (Economies of Scale) và tính phi kinh tế do qui mô (Diseconomies of Scale)
Khi một doanh nghiệp tăng sản lượng, có thể là do sử dụng công nghệ và vốn hiệu quả hơn để giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển này được gọi là lợi thế kinh tế nhờ qui mô khi một công ty có chi phí thấp hơn do tăng trưởng về qui mô. Đầu ra tăng lớn hơn so với tỉ lệ tăng của đầu vào.
Hiệu ứng ngược lại có thể xảy ra sau một mức sản lượng nhất định. Khi đó, doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí cao hơn khi mở rộng qui mô.
Trong trường hợp này, đầu ra tăng nhỏ hơn so với tỉ lệ tăng của đầu vào. Tính phi kinh tế do qui mô thường là do công ty trở nên quá lớn để được quản lí hiệu quả mặc dù công nghệ tốt hơn có thể làm tăng năng suất trong doanh nghiệp.
Chú thích: SRATC: Đường chi phí bình quân ngắn hạn (short-run average total cost curve) LRATC: Đường chi phí bình quân dài hạn (long-run average total cost curve)
Lợi thế về kinh tế nhờ qui mô khi sản lượng từ Q0 đến Q3. Ở vùng này, chi phí bình quân đơn vị giảm khi công ty tăng sản lượng.
Ở vùng sản lượng Q3 đến Q5, tính phu kinh tế do qui mô xảy ra do chi phí bình quân đơn vị tăng khi công ty tăng sản lượng.
Như vậy, Q3 sẽ là mức sản lượng tối ưu cho mục tiêu tối thiểu hóa chi phí trong dài hạn của doanh nghiệp.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Economics for Investment Decision Makers, CFA Institute)