|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết phát triển không cân đối (Unbalanced growth theory) là gì?

19:46 | 29/10/2019
Chia sẻ
Lí thuyết phát triển không cân đối (tiếng Anh: Unbalanced growth theory) cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia.
feeling-unbalanced-check-your-chakras-feature-770X513

Hình minh hoạ (Nguồn: dailylife)

Lí thuyết phát triển không cân đối

Khái niệm

Lí thuyết phát triển không cân đối hay các "cực tăng trưởng" trong tiếng Anh được gọi là Unbalanced growth theory.

Những đại diện tiêu biểu của lí thuyết này (A. Hirschman, F. Perrons.) cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. 

Lập luận ủng hộ lí thuyết 

Những người ủng hộ lí thuyết này lập luận như sau:

- Việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung bằng câu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. 

Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ra một "cú hích" thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lí thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.

- Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực (vốn khan hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.

- Do trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc.

Sự phát triển của lí thuyết

Cách đặt vấn đề phát triển một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bên ngoài của lí thuyết này là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế,.

Mà thường thì các quốc gia chậm phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn cho nên lúc đầu lí thuyết này không được các nước đang phát triển đang theo mô hình công nghiệp hóa hướng nội và phát triển cân đối mặn mà cho lắm.

Nhưng càng về sau thì lí thuyết này càng được thừa nhận rộng rãi, nhất là từ sau sự thành công của các nước công nghiệp hóa mới (NICs). 

Từ thập niên 1980 trở lại đây, lí thuyết này đã được nhiều nước đang phát triển áp dụng với mô hình công nghiệp hóa mở cửa và hướng ngoại.

(Tài liệu tham khảo: Một số lí thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh)

Diệu Nhi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.