Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì? Nội dung
Hình minh hoạ (Nguồn: doanhnhansaigon)
Kinh tế tuần hoàn
Khái niệm
Kinh tế tuần hoàn trong tiếng Anh được gọi là Circular Economy.
Kinh tế tuần hoàn hướng tới việc kết nối điểm cuối của đường thẳng ấy trở lại với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất.
Hơn nữa, Kinh tế tuần hoàn còn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.
Ellen MacArthur Foundation (2012: 7) định nghĩa: Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động.
Nó thay thế khái niệm "kết thúc vòng đời" của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kĩ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.
Đây là định nghĩa được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế thừa nhận rộng rãi hiện nay.
Nội dung kinh tế tuần hoàn
Theo đó, Kinh tế tuần hoàn có 3 nội hàm cơ bản sau:
- Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát hợp lí các tài nguyên không thể phục hồi và cân đối với các tài nguyên có thể phục hồi, các nguồn năng lượng tái tạo;
- Tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học;
- Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách chỉ rõ và thiết kế các ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm).
Những nội hàm này giúp Kinh tế tuần hoàn phá vỡ được mối liên hệ thường thấy giữa phát triển kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường (UNEP, 2011).
Theo đó, không chỉ giảm phụ thuộc vào tài nguyên và hạn chế phát thải, các mô hình Kinh tế tuần hoàn vẫn đem lại lợi ích rất lớn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đơn cử, Kinh tế tuần hoàn tại Châu Âu có thể đem lại 600 tỉ Euro lợi ích ròng mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và đồng thời giúp giảm một lượng lớn phát thải khí nhà kính của khu vực này (Ellen MacArthur Foundation, 2015).
(Tài liệu tham khảo: Phân biệt khái niệm kinh tế nâu, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, GV Nguyễn Hoàng Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân)