|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tiền pháp định (Fiat Money) là gì? Ưu và nhược điểm của tiền pháp định

22:40 | 12/04/2020
Chia sẻ
Tiền pháp định (tiếng Anh: Fiat Money) là tiền tệ được chính phủ của một quốc gia phát hành, qui định, công nhận hợp pháp.
Tiền định danh (Fiat Money) là gì? Ưu và nhược điểm của tiền định danh - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Kinesis Money)

Tiền pháp định

Khái niệm

Tiền pháp định trong tiếng Anh là Fiat Money.

Tiền pháp định là tiền tệ được chính phủ của một quốc gia phát hành, qui định, công nhận hợp pháp. Giá trị của tiền pháp định bắt nguồn từ mối quan hệ giữa cung - cầu và sự ổn định của chính phủ phát hành, thay vì giá trị của một hàng hóa như trong hóa tệ. 

Hầu hết các loại tiền giấy hiện đại là tiền pháp định, bao gồm đồng đô la Mỹ, đồng euro và các loại tiền tệ lớn khác trên toàn cầu.

Tiền pháp định hoạt động như thế nào?

Tiền pháp định chỉ có giá trị vì chính phủ duy trì giá trị đó hoặc do hai bên trong giao dịch đồng ý về giá trị của nó.

Trong lịch sử, các chính phủ sẽ đúc tiền từ một loại hàng hóa vật chất có giá trị, như vàng hoặc bạc, hoặc in tiền giấy có thể được đổi lấy một lượng hàng hóa thông thường. Tiền pháp định không thể thay đổi hay quy đổi.

Bởi vì tiền pháp định không dựa vào dự trữ vật chất, chẳng hạn như dự trữ vàng hoặc bạc quốc gia, nên nó có nguy cơ mất giá trị do lạm phát hoặc thậm chí trở nên vô giá trị trong trường hợp siêu lạm phát. Nếu mọi người mất niềm tin vào tiền tệ của một quốc gia, tiền sẽ không còn giữ được giá trị. Điều đó khác với tiền tệ bản vị vàng. Ví dụ: Đồng tiền có giá trị nội tại vì nhu cầu vàng trong trang sức và trang trí cũng như sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính và phương tiện hàng không vũ trụ.

Ưu và nhược điểm của tiền pháp định

Tiền pháp định đóng vai trò là một loại tiền tệ tốt nếu nó có thể xử lí các vai trò mà đơn vị tiền tệ của một quốc gia cần như: lưu trữ giá trị, cung cấp một tài khoản số và tạo điều kiện trao đổi. Thu nhập từ phát hành tiền của tiền pháp định cũng rất lớn.

Tiền pháp định đã trở nên phổ biến từ thế kỉ XX một phần vì các chính phủ và ngân hàng trung ương đã tìm cách bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi những tác động tồi tệ của sự bùng nổ tự nhiên và chu kì kinh doanh. Vì tiền pháp định không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm hay cố định như vàng, nên các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát nguồn cung của nó. Điều này cho phép họ quản lí các biến số kinh tế như cung tín dụng, thanh khoản, lãi suất và vận tốc của tiền. 

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thế chấp năm 2007 và cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo đã làm giảm niềm tin rằng các ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn sự suy thoái bằng cách điều tiết lượng cung tiền. Ví dụ, một loại tiền tệ gắn liền với vàng thường ổn định hơn tiền pháp định vì nguồn cung vàng hạn chế. Thế nên có nhiều cơ hội hơn để tạo ra bong bóng với một khoản tiền pháp định do nguồn cung không giới hạn.

Quốc gia châu Phi Zimbabwe là một ví dụ về trường hợp xấu nhất vào đầu những năm 2000. Để đối phó với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, ngân hàng trung ương của đất nước bắt đầu in tiền với tốc độ kinh ngạc. Điều đó dẫn đến siêu lạm phát chạy từ 230 đến 500 tỷ phần trăm trong năm 2008. Giá cả tăng nhanh và người tiêu dùng buộc phải mang theo túi tiền chỉ để mua mặt hàng những hàng hóa thiết yếu. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, 1 nghìn tỷ đô la Zimbabwe trị giá khoảng 40 cent tiền Mỹ.

(Theo Investopedia)

Lê Huy