Tỉ lệ Treynor (Treynor Ratio) là gì? Đặc điểm, công thức tính và hạn chế
Tỉ lệ Treynor
Khái niệm
Tỉ lệ Treynor trong tiếng Anh là Treynor Ratio.
Tỉ lệ Treynor, hay tỉ lệ biến động phần thưởng, là một chỉ số hiệu suất để xác định mức lợi nhuận vượt mức được tạo ra bởi mỗi đơn vị rủi ro trong danh mục đầu tư.
Lợi nhuận vượt mức theo nghĩa này có nghĩa là lợi nhuận kiếm được cao hơn lợi nhuận có thể kiếm được trong một khoản đầu tư không rủi ro.
Mặc dù không có khoản đầu tư nào phi rủi ro, tín phiếu kho bạc thường được sử dụng để thể hiện lợi nhuận không rủi ro trong tỉ lệ Treynor.
Rủi ro trong tỉ lệ Treynor đề cập đến rủi ro hệ thống được đo bằng hệ số beta của danh mục đầu tư. Beta đo lường xu hướng lợi nhuận của danh mục đầu tư thay đổi để tương ứng với những thay đổi trong lợi nhuận của thị trường chung.
Tỉ lệ Treynor được phát triển bởi Jack Treynor, một nhà kinh tế người Mỹ, một trong những người phát minh ra mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).
Công thức tính Tỉ lệ Treynor
Công thức cho tỉ lệ Treynor là:
Ý nghĩa của Tỉ lệ Treynor
Về bản chất, tỉ lệ Treynor là một phép đo lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro dựa trên rủi ro hệ thống. Nó cho biết mức hoàn vốn của một khoản đầu tư, chẳng hạn như danh mục đầu tư cổ phiếu, quĩ tương hỗ hoặc quĩ giao dịch ngoại hối, kiếm được theo rủi ro đã đầu tư.
Tuy nhiên, nếu danh mục đầu tư có beta âm, kết quả tỉ lệ Treynor không có ý nghĩa.
Kết quả tỉ lệ Treynor càng cao thì danh mục đầu tư nhất định càng có khả năng là một khoản đầu tư phù hợp.
Do tỉ lệ Treynor dựa trên dữ liệu lịch sử, tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tỉ lệ này không nhất thiết cho biết hiệu suất trong tương lai và tỉ lệ này cũng không phải là yếu tố duy nhất để đưa ra quyết định đầu tư.
Tỉ lệ Treynor hoạt động như thế nào?
Tỉ lệ Treynor đo lường mức độ thành công của một khoản đầu khi nhà đầu tư chấp nhận rủi ro đầu tư.
Tỉ lệ Treynor phụ thuộc vào hệ số beta của danh mục đầu tư, đó là mức độ nhạy của lợi nhuận danh mục đầu tư so với các biến động trong thị trường.
Sự khác biệt giữa Tỉ lệ Treynor và tỉ lệ Sharpe
Tỉ lệ Treynor tương đồng với tỉ lệ Sharpe (Sharpe ratio) và cả hai đều đo lường rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư.
Sự khác biệt giữa hai tỉ lệ trên là tỉ lệ Treynor sử dụng hệ số beta danh mục đầu tư, hoặc rủi ro hệ thống, để đo lường mức độ biến động. Trong khi đó, tỉ lệ Sharpe điều chỉnh lợi nhuận bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư.
Hạn chế của Tỉ lệ Treynor
Hạn chế của tỉ lệ Treynor là bản chất nhìn về quá khứ. Việc đầu tư có khả năng thực hiện và phản ứng khác trong tương lai so với trước đây. Độ chính xác của tỉ lệ Treynor phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các điểm chuẩn thích hợp để đo beta.
Ví dụ, nếu tỉ lệ Treynor được sử dụng để đo lường lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro của quĩ tương hỗ vốn hóa lớn trong nước Mỹ, thì sẽ không phù hợp để đo beta của quĩ so với chỉ số chứng khoán Russell 2000 dành cho các công ty vốn hóa thị trường nhỏ.
Hệ số beta của quĩ tương hỗ này có thể sẽ bị đánh giá thấp hơn so với mức chuẩn vì các cổ phiếu vốn hóa lớn thường có xu hướng ít biến động hơn so với các loại vốn hóa nhỏ. Thay vào đó, beta nên được đo dựa trên một chỉ số đại diện cho những công ty vốn hóa lớn, chẳng hạn như chỉ số Russell 1000.
Ngoài ra, không có con số nào để xếp hạng tỉ lệ Treynor giữa các khoản đầu tư.
Khi so sánh các khoản đầu tư tương tự nhau, giả sử các yếu tố khác bằng nhau, tỉ lệ Treynor cao hơn thì khoản đầu tư tốt hơn, nhưng không có định nghĩa về việc nó tốt hơn bao nhiêu so với các khoản đầu tư khác.
(Theo Investopedia)