|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định (Lump of Labor Fallacy) và mối quan hệ với nhập cư

09:33 | 31/10/2019
Chia sẻ
Thuyết ngụy biện về việc làm cố định (tiếng Anh: Lump of Labor Fallacy) được sử dụng để lập luận rằng nhập cư làm giảm số lượng việc làm có sẵn cho lao động trong nước.
the-future-of-work-and-artisanal-cheese-23-638

Hình minh họa. Nguồn: by Azeem Azhar in slideshare.net

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định

Khái niệm

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định trong tiếng Anh là Lump of Labor Fallacy, còn được gọi là Sai lầm về tình trạng khan hiếm lao động (fallacy of labor scarcity), Thuyết ngụy biện về việc làm (lump of jobs fallacy).

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định là giả định cho rằng số lượng lao động cần thiết trong một nền kinh tế là cố định. 

Giả định này được coi là sai lầm, vì các nhà kinh tế học ngày nay đều thống nhất rằng số lượng lao động cần thiết hay đổi theo nhiều yếu tố. Trước hết, các nhà kinh tế học cho rằng việc làm của lao động có thể mở rộng qui mô tổng thể của nền kinh tế, dẫn đến tạo thêm việc làm. 

Ngược lại, giảm số lượng lao động được thuê sẽ làm giảm hoạt động kinh tế tổng thể và do đó làm nhu cầu lao động giảm thêm.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ việc bác bỏ các tuyên bố rằng việc giảm giờ làm việc sẽ làm giảm hiện tượng thất nghiệp, vì số lượng công việc còn dang dở giảm do giờ làm sẽ khiến các công ty phải thuê thêm nhân công. 

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định cũng được áp dụng đối với những tuyên bố cho rằng nhập cư làm giảm số lượng việc làm có sẵn cho lao động trong nước. Vẫn còn các tranh cãi liên quan đến việc liệu giả định về số lượng lao động cố định có thực sự trái với thực tế kinh tế hay không. 

Đáng chú ý, năm 2000 chính phủ Pháp đã để hạn chế số giờ làm việc chính thức xuống còn 35 giờ mỗi tuần, nhằm nỗ lực giảm bớt nạn thất nghiệp. Nhà kinh tế học người Anh David Frederick Schloss đã phát hiện ra rằng rằng thuyết ngụy biện về việc làm cố định là sai lầm vào năm 1891, và rằng số lượng công việc sẵn có cho lao động là không cố định.

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định và Nhập cư

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định ban đầu được áp dụng cho các nghiên cứu về nhập cư và lao động, cụ thể là giả định cho rằng với một số lượng công việc cố định, tình trạng nhập cư không giới hạn và không được kiểm soát sẽ làm giảm cơ hội việc làm cho người lao động bản địa. 

Tuy nhiên, việc nhập cư của lao động có kĩ năng có thể dẫn đến sự ra đời của các khả năng mới giúp bổ sung việc làm trong một nền kinh tế, chẳng hạn như việc mở ra các loại hình kinh doanh mới.

Một số ví dụ bao gồm công nghệ, nghiên cứu, các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt được tiêu thụ bởi cả người dân bản địa và người nhập cư. Sáng tạo kinh doanh mới có tác động làm tăng nhu cầu về dịch vụ và lao động địa phương.

Thuyết ngụy biện về việc làm cố định và Nghỉ hưu

Thuyết ngụy biện về việc làm cố địn đã được sử dụng - đặc biệt là ở châu Âu - để buộc người lao động lớn tuổi nghỉ hưu sớm hơn bình thường trước tuổi nghỉ hưu hợp pháp. Đây được cho là một giải pháp để giảm nhu cầu lao động tại các công ty. 

Tuy vậy, người ta thấy rằng việc bắt những người lao động trẻ tuổi trả tiền cho việc nghỉ hưu của những người về hưu sớm là phản tác dụng, vì nó đã loại bỏ những cá nhân hữu ích khỏi nền kinh tế và đặt ra những đòi hỏi lớn hơn đối với những người lao động còn làm việc.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Gần 30 doanh nghiệp lãi ròng trên nghìn tỷ quý I, một đơn vị bất ngờ lọt top sau chuỗi 16 quý thua lỗ
Bảng xếp hạng lợi nhuận quý I ghi nhận sự xáo trộn lớn khi đơn vị từng đứng đầu thị trường về lợi nhuận đã rời top lãi nghìn tỷ. Trong khi đó có đơn vị thua lỗ 16 quý liên tiếp lại bất ngờ đứng thứ 6 về lợi nhuận trên thị trường.