|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thương lượng đại diện là gì? Đặc điểm

15:37 | 23/06/2020
Chia sẻ
Trong thương lượng đại diện, công đoàn đứng về bên người lao động, cùng với người lao động thảo luận các nội dung thương lượng, cách thức và chiến lược thương lượng, và cùng nhau quyết định.
Thương lượng đại diện là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: businessworld)

Thương lượng đại diện

Khái niệm

Trong thương lượng đại diện, công đoàn đứng về bên người lao động, cùng với người lao động thảo luận các nội dung thương lượng, cách thức và chiến lược thương lượng, và cùng nhau quyết định. 

Sau đó, trong suốt quá trình thương lượng với người sử dụng lao động, công đoàn đại diện cho người lao động và khi thương lượng bế tắc, công đoàn thảo luận với người lao động để cùng tìm cách giải quyết.

Đặc điểm

- Tính độc lập về nhân sự công đoàn: Nhân sự ban chấp hành công đoàn là người lao động, hoàn toàn độc lập với người sử dụng lao động

Nhân sự ban chấp hành và người lao động có chung các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với người sử dụng lao động để có thể đứng về bên người lao động và thay mặt cho người lao động thương lượng với người sử dụng lao động.

- Vai trò của công đoàn: Công đoàn quan tâm tới các vấn đề của người lao động. người sử dụng lao động có đại diện của họ.

- Chủ thể khởi xướng thương lượng: Người lao động và công đoàn (công đoàn là đại diện cho người lao động. công đoàn và người lao động là một.)

- Phương pháp ra quyết định của công đoàn: Công đoàn thảo luận với người lao động và cùng với người lao động ra quyết định, sau đó đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động một cách bình đẳng.

- Kết quả thương lượng: Phụ thuộc vào vị thế của công đoàn và sức mạnh tập thể của người lao động.

- Nếu doanh nghiệp không thiện ý: Công đoàn dùng sức mạnh tập thể từng bước và đình công (giải pháp cuối cùng).

- Sự tham gia của người lao động trong thương lượng tập thể: Người lao động chủ động đề xuất nội dung thương lượng, cùng công đoàn thảo luận chiến lược thương lượng và cách thức đạt được mục tiêu thương lượng.

- Tổ chức hành động tập thể và đình công hỗ trợ thương lượng tập thể: Công đoàn xây dựng và tổ chức được các hành động tập thể và đình công. "Đoàn kết là sức mạnh".

- Phản ứng của người lao động đối với công đoàn: Người lao động thấy trách nhiệm của mình trong kết quả thương lượng và cùng với công đoàn tìm biện pháp tiếp tục thương lượng.

- Tính chất của thương lượng: Pháp luật chỉ qui định mức tối thiểu về tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sử dụng lao động,... và qui định cụ thể về bảo vệ quyền thương lượng và các quyền liên quan hỗ trợ thương lượng.

Làm cơ sở để hai bên công đoàn và người sử dụng lao động thương lượng các mức tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sử dụng lao động và các điều kiện khác cao hơn mức tối thiểu và phù hợp với tình hình thực tế ở doanh nghiệp/đơn vị.

- Quá trình thương lượng: Thực sự là quá trình thương lượng giữa người lao động (trong đó công đoàn là đại diện) với người sử dụng lao động. Rất cần vai trò của Nhà nước là bên thứ ba hỗ trợ quá trình thương lượng khi thương lượng bế tắc. 

Rất cần hệ thống pháp luật qui định và điều chỉnh các hành vi không thiện chí, phân biệt đối xử và can thiệp thao túng chống công đoàn nảy sinh trong quá trình thương lượng để người lao động/công đoàn có thể tiến hành thương lượng.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu nghiên cứu Thương lượng tập thể ở Việt Nam, Phạm Thị Thu Lan, Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ từ Dự án Khung khổ Quan hệ Lao động Mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hợp tác với Chính phủ Canada ( ILO NIRF/Canada)

Diệu Nhi