|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thu xếp bảo hiểm trong doanh nghiệp là gì? Các yếu tố cần đảm bảo

16:54 | 20/05/2020
Chia sẻ
Doanh nghiệp có thể tiến hành thu xếp bảo hiểm trực tiếp với cơ quan, công ty/các công ty bảo hiểm hoặc có thể lựa chọn thu xếp thông qua trung gian bảo hiểm là môi giới hoặc đại lí.
Thu xếp bảo hiểm trong doanh nghiệp là gì? Các yếu tố cần đảm bảo - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: paydayloansonlinedirectlendersonly)

Thu xếp bảo hiểm

Khái niệm

Thu xếp bảo hiểm là việc đàm phán kí kết hợp đồng bảo hiểm. 

Sau khi xác định được nhu cầu bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm phù hợp trên cơ sở cân đối giữa các nguy cơ rủi ro và tổn thất, mức độ nguy hiểm của các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp với khả năng tài chính và ngân sách cho bảo hiểm, các qui định của Nhà nước.

Doanh nghiệp tiến hành thu xếp bảo hiểm trực tiếp với cơ quan, công ty/các công ty bảo hiểm hoặc có thể lựa chọn thu xếp thông qua trung gian bảo hiểm là môi giới hoặc đại .

Các yếu tố cần đảm bảo 

Để doanh nghiệp có được một chương trình bảo hiểm của doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về phạm vi bảo vệ mang tính bao phủ cân đối với ngân sách dành cho bảo hiểm, có sự đảm bảo đối với việc bồi thường khi có tổn thất nhanh và kịp thời, doanh nghiệp cần phải đảm bảo ba yếu tố: 

- Thứ nhất, xác định việc thu xếp bảo hiểm trực tiếp hay qua trung gian bảo hiểm

+ Đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: để thu xếp việc tham gia bảo hiểm cho người lao động, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương;

Chốt danh sách lao động thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm và lương làm căn cứ đóng phí của người lao động, đăng kí tham gia bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương theo qui định của pháp luật.

+ Đối với bảo hiểm thương mại: dù là loại hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện, doanh nghiệp đều có quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, xác định phương thức tham gia bảo hiểm.

+ Đối với các sản phẩm bảo hiểm yêu cầu cao về kĩ thuật, đánh giá rủi ro, giá trị hợp đồng lớn, doanh nghiệp thường lựa chọn tham gia bảo hiểm trực tiếp tại công ty bảo hiểm hoặc qua môi giới. 

Các hình thức bảo hiểm đơn lẻ, số tiền bảo hiểm không quá lớn, doanh nghiệp có thể tham gia qua kênh trực tuyến, đại lí.

- Thứ hai, lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hợp

Lựa chọn công ty bảo hiểm phù hợp là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chương trình bảo hiểm.

Để lựa chọn công ty bảo hiểm cần căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Xếp hạng của công ty;

+ Địa bàn hoạt động của công ty;

+ Các dịch vụ và giá cả dịch vụ mà công ty cung cấp.

Xếp hạng của một công ty bảo hiểm được đánh giá và dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm: năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực đánh giá và quản rủi ro, chất lượng dịch vụ, khả năng thanh toán nhanh, mức độ an toàn... 

Tất cả các yếu tố này về cơ bản đều tác động đến chất lượng dịch vụ mà công ty bảo hiểm cung cấp cho khách hàng. 

- Thứ ba, đàm phán thu xếp hợp đồng bảo hiểm thuận lợi theo yêu cầu

Quá trình đàm phán thu xếp hợp đồng bảo hiểm có thể là quá trình khó khăn và đòi hỏi phải đầu tư nhất định. Để đàm phán thành công, doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ về các công ty bảo hiểm mà mình lựa chọn.

Việc yêu cầu bảo hiểm gửi tới công ty bảo hiểm mới chỉ là bước ban đầu trong quá trình đảm phán. 

Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành đánh giá rủi ro và chào phí bảo hiểm nếu họ xét thấy có thể chấp nhận bảo hiểm. 

Lúc này việc đàm phán về phí, phạm vi bảo hiểm, các điều khoản mở rộng phạm vi bảo hiểm, các phụ lục hợp đồng... sẽ được hai bên thảo luận và đi đến thống nhất. 

Thành công của việc đàm phán bảo hiểm là doanh nghiệp được bảo hiểm với phạm vi bảo hiểm hợp nhất với ngân sách dành cho bảo hiểm và được bảo vệ bởi công ty bảo hiểm có chỉ số xếp hạng an toàn.

(Tài liệu tham khảo: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.