|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thư tín dụng trả chậm (Deferred L/C) là gì?

17:02 | 20/10/2019
Chia sẻ
Thư tín dụng trả chậm (tiếng Anh: Deferred L/C) là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kì hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.
l/c trả chậm

Thư tín dụng trả chậm

Khái niệm

Thư tín dụng trả chậm (hay L/C trả chậm) trong tiếng Anh là Deferred Letter of Credit, viết tắt là Deferred L/C.

Thư tín dụng trả chậm là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kì hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.

Nội dung

Thư tín dụng trả chậm bắt đầu được sử dụng vào khoảng đầu những năm 1950 theo tập quán thanh toán của Far Eastern Trade, nơi các công cụ có thể chuyển nhượng không được sử dụng rộng rãi. 

Hàng hóa sẽ được giao cho người mua trước ngày thanh toán hoặc trước ngày người bán nhận được tiền thanh toán. Nếu hàng hóa có khiếm khuyết hoặc không đúng theo qui định trong hợp đồng, người mua có thể khiếu nại người bán.

Khi chứng từ qui định trong thư tín dụng được xuất trình, các ngân hàng vẫn tiến hành kiểm tra chứng từ giống như qui trình nghiệp vụ thông thường, ngoại trừ hối phiếu không được kí phát khi thanh toán theo thư tín dụng trả chậm.

Theo thư tín dụng trả chậm, việc thanh toán cho người hưởng lợi sẽ được thực hiện vào một ngày thỏa thuận trước trong tương lai, có thể là sau một vài ngày, hoặc một vài tháng kể từ ngày giao hàng hay kể từ ngày xuất trình chứng từ. 

Đôi khi, loại thư tín dụng này còn được gọi là thư tín dụng trả sau khi xuất trình. Người phát hành thư tín dụng có nghĩa vụ thanh toán cho người hưởng lợi vào ngày thỏa thuận trước song cũng có thể thanh toán từng phần theo định kì qui định.

Điều 2(b) UCP 600 có qui định cho phép thư tín dụng được thanh toán trả sau vào ngày đáo hạn và có thể xác định theo các mốc thời gian qui định theo thư tín dụng. 

Cần lưu ý sự khác nhau giữa thư tín dụng trả chậm (deferred L/C) và thư tín dụng trả tiền sau (Usance L/C). Với thư tín dụng trả tiền sau, người hưởng lợi phải kí phát hối phiếu trả tiền sau, còn với thư tín dụng trả chậm, người hưởng lợi không kí phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành. 

(Theo Giáo trình Tài trợ thương mại Quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.