Giảm niềm tin và động lực kinh doanh khiến 2 tháng đầu năm, cả nước có 62,98 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, trong khi con số xin gia nhập và tái gia nhập chỉ có gần 41,09 nghìn doanh nghiệp.
Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng cho biết đây sẽ là khu kinh tế với diện tích khoảng 20.000 ha, có nhiều khu công nghiệp, sân bay Tiên Lãng, cảng nam Đồ Sơn, khu thương mại tự do, các trung tâm logictics,…
Bộ Chính trị quyết định điều động và chỉ định ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tương tự Hải Phòng ở khu vực phía Bắc, Bà Rịa - Vũng Tàu một địa phương "cửa ngõ" ở khu vực phía Nam cũng đang thu hút vốn FDI tốt hơn trong các năm trở lại đây.
Từ năm 2023 đến nay, các “ông lớn” từ Mỹ liên tục đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội và cam kết mở rộng đầu tư. Nếu nắm bắt được cơ hội, thì dòng vốn FDI này sẽ có sự thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng.
Ngày 15/3, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, trong giai đoạn 2023-2030, tỉnh sẽ đầu tư thêm 10 khu công nghiệp.
Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 19/21 CCN đã được đầu tư hạ tầng với tổng vốn khoảng 2.272 tỷ. Trong đó có 10 CCN do doanh nghiệp đầu tư với 1.589 tỷ và 9 CCN đầu tư từ ngân sách Nhà nước với 683 tỷ.
Bộ Tài chính đề nghị xem lại đề xuất tăng lương hưu, các khoản trợ cấp lên 15-38,9% vì kinh phí lên hơn 17.000 tỷ đồng, vượt khả năng cân đối của ngân sách.
Dù tỷ lệ giải ngân đầu tư công đang có xu hướng tích cực, song nhiều bộ, ngành, địa phương đề xuất điều chỉnh giảm từ đầu năm đã và đang tạo thêm áp lực cho các cơ quan quản lý, sử dụng vốn này.
Từ ngày 1/5, Bộ Công an sẽ thay Bộ Giao thông Vận tải chủ trì việc chấp thuận cho người nước ngoài được mang phương tiện vào Việt Nam tham gia giao thông.