|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thời gian hữu dụng trung bình (Average Life) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

13:51 | 19/11/2019
Chia sẻ
Thời gian hữu dụng trung bình (tiếng Anh: Average life) là khoảng thời gian dự kiến còn lại của phần vốn một khoản nợ.
sure_uzatimi_arp-665x435

Hình minh họa. Nguồn: Arpdanismanlik.com

Thời gian hữu dụng trung bình

Khái niệm

Thời gian hữu dụng trung bình, tiếng Anh gọi là average life.

Thời gian hữu dụng trung bình là khoảng thời gian dự kiến còn lại của phần vốn một khoản nợ. Là thời gian trung bình trước khi khoản nợ được trả bằng hình thức dư nợ giảm dần hay quĩ chìm.

Để tính thời gian hữu dụng trung bình, ta nhân số ngày của khoản chi trả (thường là theo năm hoặc tháng) với phần vốn được chi trả vào ngày ấy, cộng các kết quả lại và chia cho tổng vốn.

Giải thích thời gian hữu dụng trung bình

Thời gian hữu dụng trung bình giúp ước tính thời gian cần thiết để trả hết phần vốn của một khoản nợ, như trái phiếu kho bạc hay các trái phiếu thường.

Một vài trái phiếu trả vốn gốc vào ngày đáo hạn nhưng cũng có những trái phiếu trả dần vốn gốc trong suốt giai đoạn tồn tại. Và vì vốn gốc của trái phiếu được khấu hao dần, nên thời gian hữu dụng trung bình sẽ giúp nhà đầu tư ước tính được thời gian để vốn gốc được trả hết.

Ví dụ về cách tính thời gian hữu dụng trung bình

Một trái phiếu trả lãi thường niên với kì hạn 4 năm và mệnh giá là 200$. Phần chi trả vốn gốc trong năm đầu tiên là 80$, năm thứ hai là 60$, năm thứ ba là 40$, và năm cuối cùng là 20$. Thời gian hữu dụng trung bình của trái phiếu này được tính bằng công thức:

Thời gian hữu dụng trung bình = (1x80 + 2x60 + 3x40 + 4x20) / 200 = 400/200 = 2 năm

Vậy trái phiếu này có thời gian hữu dụng trung bình là 2 năm trong khi kì hạn là 4 năm.

Chứng khoán bảo đảm bằng tài sản và chứng khoán thế chấp bằng tài sản

Đối với trường hợp hai loại chứng khoán này, thời gian hữu dụng trung bình thể hiện khoản thời gian ước tính để những bên vay có liên quan trả khoản nợ này. Một sự đầu tư vào chứng khoán bảo đảm hoặc thế chấp bằng tài sản chính là việc mua lại một phần khoản nợ được đóng gói vào chứng khoán này.

Rủi ro của hai loại chứng khoán này là khi người vay có liên quan vỡ nợ. Nếu người vay không chi trả, nhà đầu tư của chứng khoán này sẽ chịu mất mác. Trong cuộc khủng hoản tài chính năm 2008, rất nhiều khoản vay mua nhà bị vỡ nợ, đặc biệt là trong thị trường nợ dưới chuẩn. Điều này dẫn đến một sự thua lỗ rất lớn tại thị trường chứng khoán thế chấp bằng tài sản.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.