|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thị thực thương mại (Commercial Visa) là gì?

17:36 | 13/03/2020
Chia sẻ
Thị thực thương mại (tiếng Anh: Commercial Visa) là một loại giấy tờ được cấp bởi chính phủ, cho phép những người không phải là công dân sang nước này tạm thời vì mục đích kinh doanh.
Thị thực thương mại (Commercial Visa) là gì? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Thị thực thương mại

Khái niệm

Thị thực thương mại trong tiếng Anh là Commercial Visa, hay còn gọi là thị thực doanh nghiệp (business visa).

Thị thực thương mại là một loại giấy tờ được cấp bởi chính phủ, cho phép những người không phải là công dân sang nước này tạm thời vì mục đích kinh doanh. Một quốc gia có thể cấp thị thực thương mại cho các chuyến viếng thăm thương mại khác nhau.

Ví dụ, Mỹ cấp thị thực B-1 cho các vận động viên chuyên nghiệp, nhà đầu tư, người tham dự sự kiện thương mại, giảng viên và diễn giả, nhà nghiên cứu, nhân viên bán hàng, kĩ sư dịch vụ công nghiệp và thương mại, và người tham gia chương trình đào tạo. 

Các cá nhân muốn đến thăm một quốc gia bằng thị thực thương mại phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, liên quan đến mục đích chuyến thăm của họ, thu nhập và thời gian lưu trú của họ. 

Ngoài các yêu cầu về thị thực, người đi nên lưu ý về hộ chiếu, tình trạng sức khỏe và các yêu cầu khác để nhập cảnh vào quốc gia mà họ dự định đến. Để được chấp thuận thị thực doanh nghiệp hoặc thị thực thương mại, một cá nhân cũng có thể cần thư của công ty nước ngoài mời cá nhân đó sang nước họ. Các cá nhân kiếm tiền ở nước ngoài khi đi bằng thị thực thương mại nên lưu ý rằng cũng phải chịu nghĩa vụ thuế cho chính phủ của quốc gia mà họ đang đến. 

Thị thực thương mại tại một số quốc gia 

Tại Việt Nam, thị thực thương mại được gọi là thị thực doanh nghiệp hay visa doanh nghiệp. Visa doanh nghiệp được cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp này, họ sẽ là đối tác của doanh nghiệp. 

Mục đích chủ yếu khi đến Việt Nam là trao đổi thông tin, kí kết hợp đồng, bàn bạc chiến lược phát triển, hợp tác,… Vì lí do này mà nhiều người còn gọi visa DN là bussiness visa. Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Tại Mỹ, một cá nhân có thể bắt đầu và sở hữu một công ty tại Mỹ mà không cần thị thực doanh nghiệp hoặc thị thực thương mại, và thậm chí không cần phải sang tận Mỹ. Tuy nhiên, cá nhân đó có thể không được phép ở Mỹ nếu không có thị thực lao động hợp lệ. 

Một cá nhân có thể là giám đốc hoặc cổ đông của một công ty Mỹ mà không cần giữ bất kì loại thị thực nào, nhưng người đó không thể làm nhân viên văn phòng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác tại Mỹ mà không có thị thực hợp lệ. 

Nếu một cá nhân làm việc cho công ty riêng của họ hoặc một công ty thuộc về người khác mà không có thị thực thích hợp, cá nhân đó có thể bị trục xuất mà không có quyền quay trở lại, và công ty có thể bị phạt vì thuê người nước ngoài bất hợp pháp. 

(Theo Investopedia)

Ích Y

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).