Thế kỉ châu Á (Asian Century) là gì? HIểu về Thế kỉ châu Á
Thế kỉ châu Á (Asian Century)
Khái niệm
Thế kỉ châu Á trong tiếng Anh là Asian Century.
Thế kỉ châu Á đề cập đến vai trò chủ đạo mà châu Á dự kiến sẽ đạt được trong thế kỷ 21 do nền kinh tế đang phát triển và xu hướng nhân khẩu học. Khái niệm Thế kỉ châu Á đã đạt được sự tín nhiệm sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ kể từ những năm 1980, đã đẩy cả hai quốc gia này lên hàng ngũ các nền kinh tế lớn trên thế giới.
HIểu về Thế kỉ châu Á
Châu Á là khởi nguồn của nền kinh tế thế giới trong cả lịch sử loài người. Sau đó vào thế kỉ 19, các nền kinh tế phương Tây được hỗ trợ bởi Cách mạng Công nghiệp đã tự vươn lên trước châu Á.
Trong vài thập kỉ qua, châu Á đã giành lại được vị thế trước kia, khi đây động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhiều người tin rằng thế kỉ 19 thuộc về Vương quốc Anh và thế kỉ 20 thuộc về Mỹ. Bây giờ các nhà kinh tế đang suy đoán rằng thế kỷ 21 được định sẵn để trở thành Thế kỉ châu Á.
Các nền kinh tế châu Á đang trên đà trở nên lớn hơn so với các châu lục khác trên thế giới vào năm 2020 về mặt ngang giá sức mua (PPP). Rất nhiều trong số đó thuộc về tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng lên trên lục địa này.
Châu Á - nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới - sẽ sớm trở thành nơi ở của một nửa số tầng lớp trung lưu toàn cầu. Trước đây, các công ty chủ yếu sử dụng lục địa này như là một trung tâm để sản xuất mọi thứ với giá rẻ và sau đó bán lại các mặt hàng này ở nơi khác. Ngày nay, các tập đoàn đang làm hết khả năng để tăng doanh thu trong khu vực khi thu nhập và mức sống tăng lên, do đó, nhu cầu đối với hàng hóa lâu bền, như hàng xa xỉ và ô tô cũng vậy.
Khi thảo luận về Thế kỉ châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ được nhắc đến rất nhiều. Về mặt PPP, Trung Quốc hiện là một nền kinh tế lớn hơn Mỹ, chiếm 19% sản lượng toàn cầu trong năm 2019. Cộng hòa Nhân dân được kì vọng sẽ đánh bại Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong suốt thập kỉ tiếp theo.
Ấn Độ, hiện đang đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng GDP, cũng đang dần chiếm vị thế của Mỹ. Ngân hàng Standard Chartered của Anh tin rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ vượt qua cả GDP của Mỹ vào năm 2030 và dự báo rằng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào lúc đó sẽ chủ yếu được tạo ra từ các thị trường mới nổi hiện nay.
Các quốc gia khác tại châu Á cũng đang mở rộng, lớn mạnh một cách nhanh chóng như Indonesia, được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới tính theo PPP đến năm 2023, Việt Nam, Philippines và Bangladesh cũng nằm trong số các quốc gia đáng để mong đợi.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)