Thành phố thế giới (World City) là gì? Đại đô thị quốc tế (International Metropolis)
Hình minh họa: Thành phố thế giới (Nguồn: Smart Cities World)
Thành phố thế giới (World City)
Thành phố thế giới - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ World City hoặc Global City.
R.B. Cohen - Nhà kinh tế Mỹ vào năm 1981 đã đưa ra quan điểm về thành phố thế giới: "Thành phố thế giới là trung tâm điều hòa và chi phối mới đối với sự phân công lao động quốc tế."
Peter Hall, một nhà nghiên cứu nêu lên một số đặc trưng của thành phố thế giới như sau:
- Thành phố thế giới thường là trung tâm chính trị. Thành phố thế giới không chỉ là nơi đóng trụ sở của các cơ quan nhà nước và chính phủ, mà cả các cơ quan, tổ chức thế giới. Đây thường là nơi đóng trụ sở của các cơ quan đại diện, các tổ chức có tính chuyên ngành, các xi nghiệp công nghiệp.
- Thành phố thế giới là trung tâm thương mại. Các thành phố thế giới thường là những hải cảng quốc tế lớn, cảng hàng không lớn; đồng thời là trung tâm tiền tệ và tài chính chủ yếu nhất của một quốc gia.
- Thành phố thế giới là trung tâm tập hợp các nhân tài. Tại đây có các trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học, thư viện quốc gia, viện bảo tàng, bệnh viện lớn và các cơ quan văn hóa, giáo dục, y tế khác; đồng thời còn có các cơ quan báo chí, phát thanh, xuất bản.
- Thành phố thế giới là trung tâm tập trung dân cư đông đúc. Đây là nơi có hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu dân.
- Thành phố thế giới là trung tâm văn hóa nghệ thuật.
- Đây phải là trung tâm chi phối kinh tế toàn cầu, cho nên nó phải có hai tiêu chuẩn sau:
Có mối quan hệ và liên kết với nền kinh tế thế giới mới ở một mức độ nhất định và dưới một hình thức nào đó, là địa bàn đặt trụ sở các công ty xuyên quốc gia, là cảng an toàn đầu tư của tư bản thặng dư quốc tế, là nơi sản xuất hàng hóa để đưa ra thị trường quốc tế, là trung tâm của hình thái ý thức hệ.
Phạm vi mà thành phố đó chi phối phải là toàn cầu hay khu vực. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)
Đại đô thị quốc tế (International Metropolis)
Đại đô thị quốc tế - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ International Metropolis.
Đại đô thị quốc tế được xem là những thành phố có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa quốc tế; nó chỉ có ý nghĩa mang tính khu vực - một khu vực của thế giới.
Ví dụ Genève của Thụy Sĩ chỉ có hơn 30 vạn dân, vì vậy chỉ có thể gọi là thành phố quốc tế chứ chưa thể gọi là đại đô thị quốc tế.
New York - Đại đô thị quốc tế (Nguồn: Pinterest)
Nhìn chung, đại đô thị quốc tế phải có từ 50 vạn người trở lên. Xét về ý nghĩa này, đại đô thị quốc tế cũng là thành phố quốc tế nhưng có số dân đông hơn. Ví dụ, New York, Tokyo, London là 3 thành phố có số người đông nhất trong các nước phát triển. Vì vậy, trên thực tế, đại đô thị quốc tế là loại thành phố có đẳng cấp cao trong hệ thống thành phố quốc tế. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)