|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tăng trưởng ngoại sinh (Exogenous Growth) trong lí thuyết kinh tế tân cổ điển là gì? Đặc điểm

12:15 | 05/06/2020
Chia sẻ
Tăng trưởng ngoại sinh (tiếng Anh: Exogenous Growth) là một nguyên lí chính của lí thuyết kinh tế học tân cổ điển, cho rằng tăng trưởng được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ là độc lập với các lực lượng kinh tế.
Tăng trưởng ngoại sinh (Exogenous Growth) trong lí thuyết kinh tế tân cổ điển là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Securionpay)

Tăng trưởng ngoại sinh

Khái niệm

Tăng trưởng ngoại sinh trong tiếng Anh là Exogenous Growth.

Tăng trưởng ngoại sinh một nguyên lí chính của lí thuyết kinh tế học tân cổ điển, cho rằng tăng trưởng được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ là độc lập với các lực lượng kinh tế.

Cả lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh và lí thuyết tăng trưởng nội sinh là một phần của lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển.

Đặc điểm của Tăng trưởng ngoại sinh

Lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh nói rằng tăng trưởng kinh tế phát sinh là do các ảnh hưởng bên ngoài nền kinh tế.

Từ một ý nghĩa kinh tế rộng lớn, khái niệm tăng trưởng ngoại sinh phát triển từ lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển.

Các yếu tố trong mô hình tăng trưởng ngoại sinh trong sản xuất, sự suy giảm trong lợi nhuận của vốn, tỉ lệ tiết kiệm và các biến công nghệ được dùng để xác định tăng trưởng kinh tế.

Trong khi cả hai lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh và lí thuyết tăng trưởng nội sinh đều nhấn mạnh vai trò của tiến bộ công nghệ trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, thì lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh cho rằng chỉ tiến bộ công nghệ là yếu tố chính quyết định tối đa hóa năng suất.

Nhưng với lí thuyết tăng trưởng nội sinh cho thấy nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn là sản phẩm phụ của các hoạt động trong hệ thống kinh tế dẫn đến tiến bộ công nghệ.

Các yếu tố tăng trưởng ngoại sinh bao gồm tốc độ tiến bộ công nghệ hoặc tỉ lệ tiết kiệm. Các yếu tố tăng trưởng nội sinh sẽ là việc đầu tư vốn, các quyết định chính sách và việc mở rộng lực lượng lao động.

Các yếu tố này được mô hình hóa theo mô hình Solow, mô hình Ramsey và mô hình Harrod-Domar.

Để tổng quát các mô hình này, với điều kiện lượng lao động cố định và công nghệ đứng yên, tăng trưởng kinh tế sẽ chấm dứt vào một lúc nào đó khi sản xuất liên tục đạt đến trạng thái cân bằng, dựa trên các yếu tố nhu cầu bên trong nền kinh tế. 

Khi đạt đến trạng thái cân bằng này, các yếu tố ngoại sinh là rất cần thiết để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng