|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tài khoản vốn (Capital Account) là gì? Tài khoản vốn và tài khoản tài chính

21:42 | 25/12/2019
Chia sẻ
Tài khoản vốn (tiếng Anh: Capital Account) là một phần trên cán cân thanh toán bao gồm tất cả các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể tại một quốc gia với các chủ thể ở phần còn lại của thế giới.
Tài khoản vốn (Capital Account) là gì? Tài khoản vốn và Tài khoản tài chính  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Khanacademy.org

Tài khoản vốn

Khái niệm

Tài khoản vốn trong tiếng Anh là Capital Account.

Tài khoản vốn trong kinh tế vĩ mô là một phần của cán cân thanh toán, ghi lại tất cả các giao dịch của tất cả chủ thể kinh tế trong một quốc gia với các chủ thể ở các nước còn lại trên thế giới. 

Các giao dịch này bao gồm nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch vốn và thanh toán chuyển nhượng như các gói viện trợ nước ngoài. Cán cân thanh toán gồm có cán cân vốn và cán cân vãng lai, cán cân vốn bao gồm tài khoản tài chính và tài khoản vốn.   

Trong kế toán, tài khoản vốn cho thấy giá trị ròng của một doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. 

Tài khoản vốn còn được gọi là vốn chủ sở hữu đối với công ty có sở hữu duy nhất hoặc của các cổ đông một công ty, được báo cáo trên bảng cân đối kế toán

Đặc điểm Tài khoản vốn 

Những thay đổi trong cán cân thanh toán có thể cung cấp các dấu hiệu tương đối về sức khỏe nền kinh tế và sự ổn định kinh tế trong tương lai. 

Tài khoản vốn cho biết một quốc gia đang nhập khẩu hay đang xuất khẩu vốn. 

Những thay đổi lớn trong tài khoản vốn cho biết mức độ hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài và những thay đổi có tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái.

Do tất cả các giao dịch đều được ghi bằng 0 trên cán cân thanh toán, các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn (thâm hụt tài khoản vãng lai) chẳng hạn như Mỹ, theo định nghĩa, cũng phải có thặng dư tài khoản vốn lớn. 

Điều này có nghĩa là dòng vốn đang chảy vào nước này lớn hơn là dòng vốn đầu tư ra ngoài do sự gia tăng quyền sở hữu tài sản trong nước của các chủ thể nước ngoài. 

Nếu một quốc gia có thặng dư thương mại lớn thì quốc gia đó đang xuất khẩu vốn và đồng thời đang thâm hụt tài khoản vốn, hay tiền đang chảy ra khỏi quốc gia này để sở hữu tài sản nước ngoài nhiều hơn.    

Tài khoản vốn và Tài khoản tài chính 

Tài khoản vốn và tài khoản tài chính đo lường các dòng tiền ròng của các giao dịch tài chính (ví dụ như các giao dịch tài sản).   

Tài sản nước ngoài của một nền kinh tế trên nợ nước ngoài được gọi là vị thế đầu tư quốc tế ròng (NIIP) của quốc gia đó, hoặc có thể sử dụng tài sản nước ngoài ròng thay thế cho NIIP - đo lường các tài sản nước ngoài ròng của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. 

Nếu một quốc gia có tài sản nước ngoài ròng vượt quá mức yêu cầu của quốc gia đó, thì quốc gia này có tài sản nước ngoài ròng dương, được gọi là quốc gia cho vay ròng. 

Nếu tài sản nước ngoài ròng âm, quốc gia này được gọi là quốc gia đi vay ròng. 

Vị thế này sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tài khoản vốn và tài khoản tài chính.   

- Tài khoản tài chính đo lường sự gia tăng hay giảm sút quyền sở hữu tài sản quốc tế của cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Những tài sản này gồm các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu và dự trữ ngoại hối và vàng. 

- Tài khoản vốn đo lường các giao dịch tài chính mà không ảnh hưởng đến các yếu tố thu nhập, sản xuất hoặc tiết kiệm, chẳng hạn như các khoản chuyển nhượng quốc tế.   

Tài khoản vốn trong kế toán 

Trong kế toán, tài khoản vốn là một tài khoản sổ cái chung được sử dụng để ghi nhận vốn góp chủ sở hữu và các khoản thu nhập giữ lại. 

Tài khoản vốn được ghi ở dưới cùng của bảng cân đối kế toán của công ty trong phần vốn chủ sở hữu. Với công ty có một chủ sở hữu duy nhất, tài khoản vốn sẽ được ghi là vốn chủ sở hữu và với công ty cổ phần, tài khoản vốn được gọi là vốn cổ đông.   

Trong bảng cân đối kế toán, phần vốn cổ đông thường được chia thành cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, vốn thanh toán bổ sung, thu nhập giữ lại và tài khoản cổ phiếu quĩ.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.