|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vị thế đầu tư quốc tế ròng (Net International Investment Position - NIIP) là gì? Đặc điểm

16:43 | 20/12/2019
Chia sẻ
Vị thế đầu tư quốc tế ròng (tiếng Anh: Net International Investment Position - NIIP) là khoản chênh lệch giữa tài sản nước ngoài một quốc gia sở hữu và sở hữu nước ngoài của tài sản quốc gia này trên bảng cân đối quốc gia.
bq160407

Hình minh họa. Nguồn: Ecb.europa.eu

Vị thế đầu tư quốc tế ròng

Khái niệm

Vị thế đầu tư quốc tế ròng trong tiếng Anh là Net International Investment Position, viết tắt là NIIP.

Vị thế đầu tư quốc tế ròng (NIIP) đo lường chênh lệch giữa tài sản nước ngoài quốc gia này sở hữu và sở hữu nước ngoài của tài sản quốc gia này từ bảng cân đối tài chính gồm hai phần có và nợ của một quốc gia ra phần còn lại của thế giới. 

Giá trị NIIP dương cho thấy quốc gia là quốc gia cho vay và giá trị NIIP âm cho thấy quốc gia đó là quốc gia đi vay. 

Đặc điểm Vị thế đầu tư quốc tế ròng (NIIP) 

Vị thế đầu tư quốc tế ròng (NIIP) ghi lại các tài sản nước ngoài đang có và nợ nước ngoài phải trả của chính phủ, khu vực tư nhân và công dân của một quốc gia. 

Cũng như tài sản nước ngoài ròng (NFA), vị thế đầu tư quốc tế ròng (NIIP) xác định liệu một quốc gia là quốc gia cho vay hay quốc gia đi vay do nó đo lường mức chênh lệch giữa tài sản có bên ngoài quốc gia đó và nợ nước ngoài. 

Hầu hết các quốc gia đều thông báo số liệu NIIP hàng quí.     

Giá trị NIIP là một thành phần quan trọng trên bảng cân đối quốc gia do NIIP cộng với giá trị tài sản phi tài chính bằng giá trị ròng của nền kinh tế một quốc gia.

NIIP khi xem xét cùng với cán cân thanh toán cho thấy tình hình các tài khoản quốc tế trong nền kinh tế của một quốc gia.   

NIIP là một chỉ số quan trọng chỉ tình trạng tài chính và tín dụng của một quốc gia:

- Giá trị NIIP âm cho thấy nước ngoài sở hữu nhiều tài sản trong nước hơn là tài sản nước ngoài mà quốc gia này đang nắm giữ, do đó quốc gia này là quốc gia đi vay. 

- Ngược lại, NIIP dương cho thấy sở hữu tài sản nước ngoài của các chủ thể trong nước lớn hơn sở hữu tài sản trong nước của nước ngoài, do đó quốc gia này là quốc gia cho vay.   

Hai thông số được sử dụng để đánh giá qui mô NIIP so với qui mô của nền kinh tế là tỉ lệ NIIP trên GDP và tỉ lệ NIIP trên tổng số tài sản tài chính của nền kinh tế, cả hai đều có đơn vị là tỉ lệ phần trăm.   

Với NIIP, bên có gồm đầu tư trực tiếp, các khoản đầu tư danh mục, các khoản đầu tư khác và tài sản dự trữ (bao gồm ngoại tệ, vàng và quyền rút vốn đặc biệt). Bên nợ cũng tương tự ngoại trừ việc nó không bao gồm tài sản dự trữ. 

Ví dụ về Vị thế đầu tư quốc tế ròng

Xem xét giá trị NIIP của Mỹ trong quí I năm 2019. Giá trị NIIP của Mỹ vào cuối quí I/2019 là 9,93 nghìn tỉ USD, có giảm sút so với cuối quí IV năm 2018 là 9,55 nghìn tỉ USD.   

- Tài sản nước ngoài thuộc sở hữu của Mỹ vào cuối quí I năm 2019 = 27.137,6 tỉ USD. 

- Tài sản của Mỹ thuộc sở hữu của các quốc gia nước ngoài vào cuối quí 1 năm 2019 = 37.066,7 tỉ USD. 

- Vị thế đầu tư quốc tế ròng = 9.929,1 tỉ USD, hay ~ 9,93 nghìn tỉ USD. 

Có thể thấy chênh lệch giá trị tài sản nước ngoài thuộc sở hữu của Mỹ thấp hơn giá trị tài sản của Mỹ thuộc sở hữu của các quốc gia nước ngoài.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.