Sức tải môi trường (Environmental Carrying Capacity) là gì? Hiện trạng
Sức tải môi trường
Khái niệm
Sức tải môi trường trong tiếng Anh được gọi là Environmental Carrying Capacity hay thường gọi là Carrying Capacity.
Sức tải môi trường là một thuộc tính của môi trường và có thể được hiểu như khả năng tiếp nhận các hoạt động hay tốc độ của một hoạt động nào đó (lượng chất thải, sản lượng khai thác trên một đơn vị thời gian, trong một không gian ...) mà không gây ra hiệu ứng bất lợi.
Đánh giá sức tải (Assessment of environmental carrying capacity) có ý nghĩa quan trọng trong quản lí tổng hợp và phát triển bền vững vì nó xác định giới hạn tối đa sức tải có thể khai thác từ khu vực nghiên cứu trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội tương ứng mà không gây ra những thay đổi bất lợi cho cả hệ sinh thái tự nhiên cũng như cấu trúc và chức năng của các thực thể xã hội.
Môi trường và những vấn đề liên quan đến quản lí môi trường đang ngày càng được chú trọng trong bối cảnh phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là xác định sức tải môi trường và dự báo biến động của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện trạng áp dụng
- Trên thế giới
Sức tải môi trường đã và đang ứng dụng rộng rãi để tính toán khả năng "đồng hóa" chất thải từ các hoạt động khác nhau của một vùng, một thủy vực, một hệ sinh thái ... nhằm duy trì và quản lí hệ thống một cách hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
Trên thế giới, nghiên cứu và ứng dụng sức tải môi trường đã được phát huy mạnh mẽ, nhất là trong nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.
- Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu và ứng dụng sức tải môi trường chỉ mới được tiếp cận và triển khai trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Những nghiên cứu này sử dụng các mô hình khối hoặc các mô hình vận chuyển, khuyếch tán vật chất thuần túy và đã áp dựng cho các sông ở: Sài Gòn, Đồng Nai, sông Bạch Đằng...
Phương pháp đồng vị đánh dấu đã được áp dụng để xác định khả năng trao đổi nước và đánh giá sức tải môi trường ở đầm Thủy Triều - vịnh Cam Ranh.
(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 371-381)