|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sức hấp dẫn của thị trường (Market Appeal) là gì? Các yếu tố đánh giá

11:49 | 23/08/2019
Chia sẻ
Sức hấp dẫn của thị trường (tiếng Anh: Market Appeal) phụ thuộc vào sự đánh giá của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố: Thị trường, kinh tế và công nghệ, cạnh tranh, môi trường kinh doanh.

nhung-luu-y-truoc-khi-tham-nhap-thi-truong-moi-ava_HAGT

Hình ảnh minh họa (Nguồn ATP Software)

Sức hấp dẫn của thị trường (Market Appeal)

Khái niệm

Sức hấp dẫn của thị trường trong tiếng Anh là Market appeal.

Sức hấp dẫn của thị trường phụ thuộc vào sự đánh giá của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố: Thị trường, kinh tế và công nghệ, cạnh tranh, môi trường kinh doanh.

Các yếu tố đánh giá sức hấp dẫn của thị trường

Các yếu tố thị trường

Quy mô của đoạn thị trường: Thị trường có số lượng khách hàng lớn với sức mua cao cung cấp nhiều khả năng tăng doanh số (mục đích chiến lược chính của nhiều công ty). Chúng cũng cho khả năng đạt được tính kinh tế theo qui mô với sản phẩm và marketing sau đó là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Tỉ lệ tăng trưởng của đoạn thị trường: Nhiều công ty chủ động theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, nhiều nhà quản trị marketing tin rằng có thể dễ dàng có tăng trưởng doanh số ở các thị trường đang tăng trưởng.

Giai đoạn trong quá trình phát triển của lĩnh vực kinh doanh: Với mục tiêu ban đầu, các thị trường ở giai đoạn mới phát triển hấp dẫn hơn vì chúng có tiềm năng tương lai và có ít các đối thủ cạnh tranh hiện tại. 

Có thể dự đoán được: Rõ ràng thị trường càng dễ dự đoán, càng ít khả năng gián đoạn, càng dễ dự đoán chính xác giá trị tiềm năng của thị trường. Sự tồn tại trong dài hạn của thị trường mục tiêu cũng chắc chắn hơn.

Nhạy cảm và co giãn cầu theo giá: Nếu doanh nghiệp không có lợi thế chi phí thấp so với các đối thủ cạnh tranh, thì đoạn thị trường ít nhạy cảm sẽ hấp dẫn hơn đoạn thị trường nhạy cảm về giá.

Sức mạnh thương lượng của khách hàng: Các đoạn thị trường người mua có sức mạnh thương lượng lớn hơn nhà cung cấp sẽ ít hấp dẫn hơn.

Thời vụ và chu kì mua sắm: Mức độ biến động của nhu cầu theo mùa vụ hay theo chu kì cũng ảnh hưởng tới sức hấp dẫn của đoạn thị trường tiềm năng.

Các yếu tố kinh tế và công nghệ

Rào cản gia nhập: Các thị trường có các rào cản gia nhập bền vững là các thị trường hấp dẫn cho doanh nghiệp hiện tại nhưng không hấp dẫn với những doanh nghiệp dự định gia nhập.

Các rào cản rút lui: Ngược lại các thị trường có rào cản rút lui cao, nơi các công ty có thể bị kẹt trong các vị trí không vững chắc và phi kinh tế, đó là những thị trường về bản chất không hấp dẫn. 

Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp: Các thị trường mà nhà cung cấp độc quyền hoặc có sức mạnh gần như độc quyền sẽ ít hấp dẫn hơn các thị trường có nhiều nhà cung cấp phục vụ.

Mức độ sử dụng công nghệ: Việc sử dụng và mức độ sử dụng công nghệ ảnh hưởng tới sự hấp dẫn của các đoạn thị trường mục tiêu là khác nhau đối với các đối thủ cạnh tranh khác nhau.

Đòi hỏi đầu tư: Qui mô đầu tư đòi hỏi, yêu cầu về tài chính và các cam kết khác sẽ ảnh hưởng tới sự hấp dẫn của thị trường và có thể thấy nhiều thị trường là không thể tham gia đối với một số doanh nghiệp.

Lợi nhuận biên: Lợi nhuận biên thay đổi theo từng đoạn thị trường.

Các yếu tố cạnh tranh

Mật độ cạnh tranh: Số lượng các đối thủ cạnh tranh chính trên đoạn thị trường ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của nó.

Chất lượng cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh tốt đặc trưng bởi khao khát phục vụ thị trường tốt, các đối thủ cạnh tranh không kiên định và bản chất phức tạp hơn trong hoạt động cũng làm cho nó ít hấp dẫn.

Đe dọa của sản phẩm thay thế: Khả năng xuất hiện nhiều sản phẩm thya thế đáp ứng được nhu cầu cua đoạn thị trường sẽ làm cho thị trường đó kém hấp dẫn với doanh nghiệp.

Mức độ khác biệt hóa: Các thị trường đang có ít khác biệt giữa các sản phẩm chào bán có thể sẽ là cơ hội tốt với các công ty có khả năng làm khác biệt hóa sản phẩm.

Môi trường kinh doanh nói chung

- Tính dễ tổn thương bởi các biến động kinh tế

- Tính dễ tổn thương bởi các yếu tố chính trị và luật pháp

- Mức độ qui định của luật pháp

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Hoa