Sản phẩm nhãn trắng (White Label Product) là gì? Đặc điểm
Ảnh minh họa. Nguồn: White Label Liquid.
Sản phẩm nhãn trắng
Khái niệm
Sản phẩm nhãn trắng trong tiếng Anh là White Label Product.
Sản phẩm nhãn trắng được bán bởi các nhà bán lẻ có nhãn hiệu và logo riêng nhưng các sản phẩm được sản xuất bởi bên thứ ba. Ghi nhãn màu trắng xảy ra khi nhà sản xuất của một mặt hàng sử dụng nhãn hiệu được yêu cầu bởi người mua hoặc nhà tiếp thị, thay vì của chính họ. Sản phẩm cuối cùng xuất hiện như thể nó được sản xuất bởi người mua.
Các sản phẩm nhãn trắng dễ dàng được phát hiện trên các kệ hàng, vì chúng có tên riêng của nhà bán lẻ (thường được gọi là "nhãn hiệu cửa hàng") trên nhãn sản phẩm, ví dụ, dòng sản phẩm "365 Daily Value" của Whole Food Market.
Đặc điểm của Sản phẩm nhãn trắng
Các sản phẩm nhãn trắng được sản xuất bởi một bên thứ ba, không phải công ty bán nó, cũng không nhất thiết phải là công ty tiếp thị nó. Ưu điểm là một công ty duy nhất không cần phải làm tất cả: một công ty có thể tập trung vào sản xuất sản phẩm; công ty khác sẽ tiếp thị nó; và một công ty khác có thể tập trung vào việc bán nó, dựa theo chuyên môn và nhu cầu của mỗi công ty.
Một lợi thế của các sản phẩm nhãn trắng là chúng không bao gồm chi phí tiếp thị cụ thể. Hơn nữa, nếu một siêu thị có một thỏa thuận độc quyền, thì chi phí vận chuyển trung bình có thể thấp hơn và công ty sẽ được hưởng lợi từ qui mô kinh tế phân phối. Do chi phí vận chuyển thấp hơn, nhà bán lẻ có thể bán sản phẩm với giá rẻ hơn và thu được tỉ suất lợi nhuận lớn hơn.
Các sản phẩm nhãn trắng đang trở nên ngày càng phổ biến, điều này cho thấy người tiêu dùng đang trở nên nhạy cảm hơn với giá cả và ít trung thành hơn với các nhãn hiệu truyền thống yêu thích của họ. Ở nhiều quốc gia, sự tăng trưởng của các nhãn hiệu riêng đang làm tổn thương thị phần của thương hiệu quốc gia (nhà sản xuất).
Những loại hình doanh nghiệp sử dụng sản phẩm nhãn trắng
Các nhà bán lẻ là những người áp dụng lớn: Mặc dù về mặt kĩ thuật, các sản phẩm nhãn trắng có thể xuất hiện trong bất kì ngành hoặc lĩnh vực nào, nhưng trên thực tế các nhà bán lẻ lớn là những doanh nghiệp sử dụng sản phẩm nhãn trắng nhiều nhất.
Các công ty đa quốc gia và hàng hóa đại chúng: Năm 1998, Tesco (niêm yết trên sàn chứng khoán London dưới tên TSCO), tập đoàn tạp hóa và bán hàng đa quốc gia của Anh, bắt đầu phân khúc khách hàng và phát triển các thương hiệu phục vụ cho từng nhóm. Tại Mỹ, các nhà bán lẻ đã nhanh chóng làm theo tiền lệ của Tesco.
Việc ghi nhãn trắng ở Mỹ đã hoạt động đặc biệt tốt đối với các nhà bán lẻ lớn như Target Corporation (Niêm yết trên sàn chứng khoán Newyork dưới tên TGT), nơi có ít nhất 10 thương hiệu khác nhau phục vụ cho một nhóm sản phẩm và nhóm tiêu dùng cụ thể và cùng nhau mang lại ít nhất 1 tỉ đô la mỗi năm.
Lĩnh vực điện tử: Nhãn hiệu riêng không giới hạn trong phân khúc siêu thị. Các nhà sản xuất điện tử lớn của điện thoại di động và máy tính hàng đầu thường đặt tên thương hiệu của họ trên các sản phẩm nhãn trắng và bán với giá rẻ hơn để mở rộng dịch vụ của họ.
(theo Investopedia)