|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động (Crashing) là gì? Cách thực hiện

14:33 | 10/02/2020
Chia sẻ
Rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động (tiếng Anh: Crashing) là tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí và thời gian thực hiện để xác định làm thế nào rút ngắn thời gian thực hiện xuống ngắn nhất với chi phí gia tăng ít nhất.
Rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động (Crashing) là gì? Cách thực hiện - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: twproject)

Rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động

Khái niệm

Rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động trong tiếng Anh được gọi là Crashing.

Rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động là một trong các kĩ thuật phổ biến để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động là tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí và thời gian thực hiện để xác định làm thế nào rút ngắn thời gian thực hiện xuống ngắn nhất với chi phí gia tăng ít nhất. 

Tiến độ dự án phụ thuộc vào thời gian thực hiện tất cả các công việc trên đường găng xác định được từ áp dụng phương pháp đường găng. 

Thời gian thực hiện dự án sẽ được rút ngắn bằng cách rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động trên đường găng một cách tương ứng.

Thuật ngữ liên quan

Sơ đồ mạng dự án hay phương pháp đường găng là một trình bày bằng biểu đồ về trình tự thực hiện các công việc, mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của từng công việc, và các công việc nằm trên đường găng.

Biện pháp

Một số biện pháp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án bao gồm bố trí làm việc ngoài giờ, bổ sung thêm nguồn lực, và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động trên đường găng.

Cách thực hiện

thuật đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động trên đường găng: Tại mỗi bước rút ngắn thời gian thực hiện, chỉ rút ngắn một đơn vị thời gian bằng cách xác định hoạt động nào trên đường găng có chi phí gia tăng thấp nhất tính trên một đơn vị thời gian rút ngắn và tiến hành rút ngắn thời gian thực hiện hoạt động này. 

Lặp lại quá trình đó cho đến khi 

(i) thời hạn hoàn thành dự án đã đáp ứng được mục tiêu của quản  

(ii) hoặc không thể tiếp tục rút ngắn thời gian thực hiện ngắn hơn được nữa do giới hạn về công nghệ thực hiện. 

Với các dự án nhỏ đơn giản có thể thực hiện các tính toán bằng tay tuy nhiên đối với các dự án lớn các công việc tính toán bằng tay trở nên rất phức tạp và người ta thường áp dụng thuật toán trong các phần mềm quản dự án chuyên dụng.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị dự án, TS. Nguyễn Quốc Duy, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2012)

Diệu Nhi