|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quyền chọn hoán đổi bán (Put swaption) là gì? Đặc điểm của quyền chọn hoán đổi bán

17:49 | 16/03/2020
Chia sẻ
Quyền chọn hoán đổi bán (tiếng Anh: Put swaption) là một vị thế trong giao dịch hoán đổi lãi suất, cho phép một chủ thể kinh tế có quyền trả lãi suất cố định và nhận lãi suất thả nổi từ đối tác hoán đổi.
Quyền chọn hoán đổi bán (Put swaption) là gì? Đặc điểm của Quyền chọn hoán đổi bán - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: https://www.bsc.com.vn/

Quyền chọn hoán đổi bán

Khái niệm

Quyền chọn hoán đổi bán trong tiếng Anh là Put Swaption.

Quyền chọn hoán đổi bán là một vị thế trong giao dịch hoán đổi lãi suất, cho phép một chủ thể kinh tế có quyền trả lãi suất cố định và nhận lãi suất thả nổi từ đối tác hoán đổi. 

Những người tham gia thị trường hoán đổi nói chung là các công ty lớn và các tổ chức tài chính. Các công ty này tìm cách quản lí một số rủi ro từ khoản khoản nợ mà họ đã thực hiện trên bảng cân đối kế toán của họ.

Giao dịch hoán đổi lãi suất 

Giao dịch hoán đổi lãi suất có thể là giao dịch có giá trị cho các chủ thể kinh tế lớn đang tìm cách quản lí rủi ro từ việc tăng lãi suất đối với khoản nợ mà họ đã tích lũy trong bảng cân đối kế toán.

Giao dịch hoán đổi bán là một phần của giao dịch hoán đổi lãi suất liên quan đến việc thanh toán một tỉ lệ cố định để nhận lại lãi suất thả nổi.

Giao dịch hoán đổi lãi suất thường liên quan đến việc hoán đổi khoản nợ từ lãi suất cố định với khoản nợ từ lãi suất thả nổi để quản lí rủi ro các khoản nợ tồn đọng. 

Thông thường, các đối tác trong một thỏa thuận giao dịch hoán đổi lãi suất sẽ có vị thế  hoán đổi bên bán hoặc vị thế hoán đổi bên mua.

Vị thế giao dịch hoán đổi bán trả lãi suất cố định và nhận lãi suất thả nổi. Vị thế giao dịch hoán đổi mua trả lãi suất thả nổi và nhận lãi suất cố định. 

Trong giao dịch hoán đổi lãi suất , chênh lệch giữa lãi suất sẽ được thanh toán bằng tiền mặt vào ngày đáo hạn khoản nợ.

Đặc điểm Quyền chọn hoán đổi bán

Người mua trong giao dịch hoán đổi bán sẽ đề phòng khả năng lãi suất tăng.

Ví dụ, một tổ chức có một khoản nợ lãi suất thả nổi lớn và muốn ngăn chặn lãi suất tăng. Trong giao dịch hoán đổi bán, tổ chức này sẽ chuyển đổi trách nhiệm từ lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định trong giao dịch hoán đổi.

Do đó, chủ thể kinh tế có thể lên kế hoạch trả lãi suất cố định cho khoản nợ trên bảng cân đối kế toán của họ và nhận lãi suất thả nổi từ vị thế hoán đổi mua.

Nếu lãi suất tăng, giao dịch hoán đổi có thể có lợi nhuận nhờ việc nhận thêm lãi suất. Nếu lãi suất giảm xuống dưới mức cố định của giao dịch thanh toán hoán đổi bán, chủ thể kinh tế sẽ bị mất lãi suất từ động thái bất lợi của thị trường.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng